Sau một thời gian sử dụng, lớp chống dính của chảo sẽ giảm dần, đặc biệt là ở vùng trung tâm của chảo. Nếu hiệu quả chống dính trong chiếc chảo của bạn giảm nhưng lớp chống dính chưa bị bong tróc nhiều, bạn vẫn có thể tận dụng chúng để sử dụng. Áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây, việc chiên rán thức ăn sẽ trở nên dễ dàng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiếc chảo chống dính này trong một thời gian dài nữa.
Phục hồi chảo chống dính bằng khoai tây
Khi lớp chống dính trong chảo bị mòn, các thành phần của thức ăn sẽ bám chặt vào đáy chảo gây nên hiện tượng gỉ sét, ngay cả khi bạn đã rửa hay đánh sạch. Lớp gỉ này sẽ góp phần làm thực phẩm khi chiên rán sẽ bị sát chảo hơn. Do đó trước khi phục hồi lại khả năng chống dính, bạn cần phải làm sạch lớp gỉ sét này. Cách làm như sau:
Bạn gọt vỏ một củ khoai tây, rửa sạch, để ráo rồi cắt đôi. Sau đó lấy ½ củ, rắc lên bề mặt cắt ngang của nó một ít muối rồi chà sát lên bề mặt chảo, đặc biệt là ở những nơi gỉ sét hoặc bán nhiều cặn thức ăn. Thực hiện xong, bạn rửa sạch chảo rồi lau khô. Trong củ khoai tây chứa rất nhiều hợp chất axit. Chất này có khả năng làm bong lớp gỉ sét một cách dễ dàng mà không làm hại để lớp chống dính của chảo.
Tiếp đó, để khôi phục lại lớp chống dính của chảo, bạn làm như sau: Lấy ½ củ khoai tây còn lại, liên tục chà xát lên lòng chảo, đặc biệt tập trung vào khu vực lớp chống dính bị mòn. Sau đó, bạn rửa sạch chảo và để khô trước khi tiến hành chiên rán.
Trong củ khoai tây chứa một số thành phần hoạt chất mà khi kết hợp lại chúng có thể tạo thành Teflon, loại hợp chất rất dẻo, không bị biến chất ngay cả khi đun sôi. Đây cũng chính là thành phần được các nhà sản xuất sử dụng để tráng lên trên bề mặt chảo chống dính. Đó là lý do sử dụng khoai tây chà sát bề mặt chảo sẽ giúp bạn khôi phục lại lớp chống dính của chảo hiệu quả.
Phục hồi chảo chống dính bằng mỡ và gừng
Chảo chống dính sau khi rửa sạch, bạn cho một ít mỡ nước vào chảo và đun sôi. Nếu không có sẵn mỡ nước, bạn có thể mua mỡ lá về rán. Rán xong, bạn đổ mỡ vào chén bát để dùng dần, chừa lại một ít mỡ trong chảo. Tiếp đó, bạn lấy một củ gừng, gọt vỏ, rồi cắt đôi. Lấy dao đập hơi dập phần mặt cắt ngang, hoặc bạn có thể bằm nhẹ dao trên bề mặt cắt ngang này nhiều nhất cũng được.
Tiếp đó, bạn chà xát bề mặt cắt ngang của củ gừng xuống lòng chảo, chú ý tập trung vào phần bị bong tróc hoặc lớp chống dính bị mòn nhất. Chà đi chà lại nhiều lần, sau đó đem chảo đi rửa sạch. Lớp mỡ nóng thấm sâu vào bề mặt chảo, kết hợp cùng với các hợp chất có trong củ gừng sẽ tạo nên một lớp chống dính tự nhiên. Bây giờ thì bạn có thể chiên rán các thực phẩm khó bong tróc như bánh xèo, đậu phụ, cá… một cách rất dễ dàng.
Ngoài gừng, bạn có thể thay thế bằng một củ hành tây với cách làm tương tự, hiệu quả chống dính cũng rất cao nhé.
Cách phục hồi chảo chống dính bằng dầu dừa
Đâu tiên, bạn cho dầu dừa vào chảo, láng dầu trả đều khắp lòng chảo. Bật lửa lên, đun dầu dừa sôi trong khoảng 2 – 3 phút rồi đổ hết dầu ra. Tiếp đó, bạn rắc muối lên khắp lòng chảo rồi dùng khăn giấy chà xát. Chà vài lượt, rồi bạn đổ muối ra, tiếp tục dùng một chiếc khăn giấy khác lau sạch muối và dầu trong lòng chảo. Bây giờ thì bạn có thể tiến hành chiên rán bình thường lại rồi mà không lo bị sát chảo nữa.
Lưu ý
– Các mẹo trên chỉ có tác dụng sau vài lần sử dụng chảo. Khi chảo bắt đầu có hiện tượng sát dính, bạn cần thực hiện lặp lại các quy trình chống dính như trên.
– Các mẹo trên chỉ áp dụng đối với những chiếc chảo bị mòn nhưng chưa bị bong tróc lớp chống dính nhiều. Một khi chảo đã có hiện tượng bong tróc lớp chống dính, nhất là khi chúng đã lộ ra lớp kim loại màu trắng, thì tốt nhất nên bỏ chảo đi, thay bằng chảo mới. Bởi vì lớp chống dính bong ra trong quá trình nấu chín thức ăn, khi ăn vào sẽ gây độc hại cho cơ thể.
Lời kết
Trên đây là những mẹo phục hồi chảo chống dính đơn giản, dễ thực hiện. Áp dụng một trong các phương pháp trên, khả năng chống dính của chảo sẽ được cải thiện rõ rệt, giúp bạn chiên rán đồ ăn một cách dễ dàng mà không lo sẽ bị sát chảo nữa.