Đãi cả nhà món chè khoai môn béo bùi ăn bao nhiêu cũng không ngán

Chè khoai môn là món được nhiều chị em nấu dịp rằm để cúng ông bà tổ tiên. Hay là món ăn vặt có sức hút không kém bánh tráng trộn hay cá viên chiên. Sự kết hợp giữa “hạt ngọc trời” mềm ngon cùng khoai môn dẻo bùi. Và đặc biệt không thể thiếu nước cốt dừa béo ngậy càng ăn càng “nghiện”. Món chè này khá dễ nhưng cũng cần những tuyệt chiêu để chuẩn ngon như hàng chè chuyên nghiệp. Cùng Bếp khám phá để đãi cả nhà dịp cuối tuần này nhé.

Bước chọn nguyên liệu

Công đoạn đầu tiên cho một món ăn dù là món chính hay tráng miệng là phải chọn được nguyên liệu ngon. Với món chè khoai môn, gạo nếp và khoai môn là hai nguyên liệu chính. Do đó, chị em cần học ngay mẹo để có thể dễ dàng đi chợ nhất là những người còn “non” kinh nghiệm.

Trong các loại nếp, thương hiệu hoa cải vàng được ưa chuộng nhất bởi chất lượng. Và khi mua bạn nên chú ý chọn những hạt tròn đều, căng bóng và có màu trắng đục. Hạt phải còn nguyên vẹn, không bị gãy nát và có mùi thơm nhẹ tự nhiên. Tuyệt đối không mua loại bị chà xát quá kỹ, bị ẩm mốc hay vàng do để quá lâu.

Để chọn được củ khoai môn dẻo bùi chị em phải quan sát lớp vỏ bên ngoài. Khoai mới thu hoạch sẽ còn bám lớp đất còn vỏ sẽ khô, nhăn và không còn lớp bụi. Đó là những củ đã để lâu nấu sẽ không được ngon. Một chi tiết nữa cần chú ý là những mắt khoai, đó là những lỗ nằm trên vỏ. Nếu càng nhiều lỗ thì khoai sẽ càng bột và dẻo thích hợp để có nồi chè hấp dẫn.

Đa phần các loại củ bạn thường được các bà mách cách kiểm tra ngon là cầm lên tay. Củ nào càng nặng chứng tỏ ngon nhưng khoai môn lại ngược lại. Nếu cầm nặng là củ chứa nhiều nước nấu chè dễ bị sượng. Do đó, bạn mua ngay những củ nhẹ tay, đảm bảo sẽ có hàm lượng tinh bột cao.

Nguyên liệu khá quan trọng còn lại tạo vị béo cho chè khoai môn là nước cốt dừa. Bạn nên mua dừa nạo sẵn để vắt lấy nước cốt đầu và thứ 2 chứ không nên mua loại đóng hộp. Bởi loại này tiện lợi nhưng không tạo mùi vị tự nhiên như nước cốt dừa tự nhiên. Và đừng quên chuẩn bị thêm bó lá dứa để món ăn thêm phần thơm ngon.

Sơ chế khoai môn

Rất nhiều chị em bị ngứa tay thậm chí toàn thân khi gọt khoai môn. Cùng áp dụng những cách dưới đây để tránh tình trạng này. Không chỉ để nấu chè mà bạn tự tin nấu các món ngon khác có sử dụng loại khoai ngon này.

  • Giữ tay thật khô và mang bao tay vải hay nylon: bạn sẽ vô tư gọt khoai mà chẳng phải lo sợ bị ngứa khó chịu.
  • Nếu trong bếp không có sẵn bao tay, có thể nướng củ khoai trước khi gọt. Hay luộc sơ qua nước ấm để nhiệt độ cao khiến nhựa bị phân hủy. Sau đó cho khoai vào thau nước lạnh là có thể gọt hay bóc vỏ dễ dàng.

Nấu chè đạt chuẩn

Gạo nếp mua khoảng 100gram, ngâm khoảng 3 tiếng rồi vo sạch và để ráo. 200gram khoai môn rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt miếng vừa ăn. Với 500gram dừa nạo, vắt lấy 250ml nước cốt dừa nhất còn lại vắt khoảng 500ml nước dừa dảo. Lá dứa rửa sạch, bó lại để tạo mùi thơm kích thích vị giác.

Khoai môn miếng cho vào nồi hấp cho chín rồi mở nắp và để nguội. Cho nếp, nước cốt dừa dảo cùng lá dứa, 1 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cafe muối vào nồi. Bắt lửa lên nấu đến khi nếp chín cho khoai môn hấp vào rồi tắt bếp.

Nấu nước cốt dừa: cho nước dừa nhất vào nồi cùng 40gram đường, 1 muỗng canh muối và bột năng. Khuấy đều tan đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên trên mặt và thưởng thức ngay thôi.

Lời kết

Nồi chè khoai môn hấp dẫn cho buổi xế của cả nhà đã hoàn thành nhanh chóng. Hi vọng những chia sẽ trên giúp chị em có thêm món ăn vặt ngon mê ly để thay đổi mỗi ngày. Những ngày cuối tuần vào bếp chế biến món này món kia cho những người thân thương. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người nội trợ đúng không các nàng?

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.