Hướng dẫn các cách tiết kiệm tiền cho học sinh không chỉ giúp các bậc phụ huynh tập thói quen quản lý chi tiêu của các em mà còn hạn chế trẻ tiêu xài vào những việc không đáng.
Ngày nay, cuộc sống đã trở nên no đủ hơn. Các em học sinh thường được ba mẹ chu cấp một số tiền tương đối để có được những niềm vui bên cạnh bạn bè. Tuy nhiên, nếu chu cấp nhiều tiền sẽ khiến cho các em ỷ lại, phung phí tiền bạc và dần hình thành thói quen “tiêu xài bất chấp”. Để hạn chế tình trạng này, các bậc phụ huynh cần phải cách tiết kiệm tiền cho học sinh sao cho hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu cơ bản của con.
Cách tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả, hợp lý
1. Nuôi ống heo
Đây là một cách tiết kiệm tiền cho học sinh vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, đồng thời giúp các bậc phụ huynh gợi nhớ lại một phần tuổi thơ của mình. Nếu ngày xưa, các bậc phụ huynh có thể nuôi ống heo đất và tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ thì tại sao lại không hướng dẫn con em theo phương pháp này nhỉ?
Các bậc phụ huynh ơi! Hãy mua cho các em một con heo đất hoặc những loại ống tiết kiệm và dạy con bỏ vào đó những khoản tiền như tiền lì xì, tiền mừng sinh nhật, tiền tiêu vặt, tiền thưởng học tập,… để tiết kiệm. Để đảm bảo việc này duy trì lâu dài, bố mẹ hãy mua các loại ống không có nắp mở và đồng hành cùng con trong suốt quá trình tiết kiệm. Nên nhớ, những loại ống có nắp mở sẽ khiến con dễ bỏ cuộc bởi việc lấy tiền ra quá ư là dễ dàng!
Song song đó, ba mẹ cũng cần hướng dẫn con sử dụng đồng tiền tiết kiệm đúng mục đích như mua sách vở, tham gia khóa học, mua một ít đồ chơi yêu thích,… để tránh tiết kiệm xong lại phung phí vào những việc không đáng nhé!
2. Mượn sách thư viện
Thời đại công nghệ Ebook lên ngôi giúp các em học sinh tiếp cận tri thức dễ dàng hơn. Nhưng, so với những quyển sách bên ngoài thì Ebook vẫn có những mặt không mấy tích cực. Đọc sách Ebook trong thời gian dài có thể khiến các em học sinh bị mỏi mắt và khó có thể tập trung, đồng thời khó ghi chú lại những thông tin quan trọng.
Do đó, những quyển sách mới thực sự là “chân ái” dành cho các em. Song, thay vì phải bỏ tiền ra mua sách mới thì các bậc phụ huynh có thể hướng cho con mình mượn sách ở thư viện. Nơi đây tập trung rất nhiều loại sách như sách tham khảo, sách giáo khoa, sách truyện, thơ,… Nếu hình thành thói quen này, các em sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đấy!
3. Tận dụng đồ dùng, sách giáo khoa cũ
Đây là một cách tiết kiệm vô cùng hữu hiệu mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể áp dụng. Thay vì bỏ ra một chi phí lớn để mua mới sách giáo khoa, đồ dùng học tập như thước, compa, hộp bút,… thì các bậc phụ huynh có thể hướng cho các em tận dụng lại những vật dụng cũ do anh/chị họ hàng để lại. Với bộ sách giáo khoa, ba mẹ có thể mua lại sách cũ từ những tiệm bán sách cũ, nhưng lưu ý là xem kỹ nội dung bên trong bởi sách đã qua sử dụng ít nhiều còn lưu lại những “dấu tích” từ người khác đấy!
4. Thanh lý sách không sử dụng đến
Sau khi các con học xong chương trình học của khối, các bậc phụ huynh có thể thanh lý toàn bộ sách giáo khoa, sách tham khảo của con cho người khác hoặc…đem bán phế liệu để thu lại một khoản tiền nhỏ cho trẻ tiết kiệm. Ngoài sách học tập, những loại sách các em không còn dùng đến như truyện tranh, tiểu thuyết,… cũng có thể thanh lý.
5. Không được xem trước số tiền tiết kiệm
Việc xem trước số tiền tiết kiệm được có thể khiến các em học sinh nản lòng vì số tiền quá ít mà bỏ qua thói quen này. Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ cho con sử dụng tiền tiết kiệm khi đã hoàn thành ở một cột mốc thời gian quy định nhé!
Một số sai lầm khi hướng dẫn cách tiết kiệm tiền cho học sinh
- Thiếu tính kỷ luật: Thời gian đầu, các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn để tiết kiệm tiền. Có thể các em chỉ hào hứng trong thời gian đầu nhưng lại dần bỏ qua trong những ngày kế tiếp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao và đặt ra kỷ luật để con được tiếp thêm động lực. Tuyệt đối không vì nuông chiều con mà cho phép trẻ bỏ qua điều này.
- Không đặt ra điều lệ: Những bậc phụ huynh thường đặt ra những điều lệ như làm tốt sẽ được thưởng, còn không thì trẻ sẽ không nhận được gì hết. Ban đầu, điều này khá tốt bởi sẽ giúp trẻ có động lực để thực hiện. Nhưng, nếu áp dụng lâu dài, các em sẽ tự động nghĩ rằng, tiết kiệm để được nhận phần thưởng. Nếu một ngày, ba mẹ không đặt ra phần thưởng thì các em sẽ có thể bỏ ngang, không tiếp tục việc tiết kiệm nữa.
Nhìn chung, dạy cách tiết kiệm tiền cho học sinh là một trong những phương pháp giáo dục mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm của trẻ tốt hơn và hạn chế trẻ hình thành thói quen sử dụng đồng tiền không hợp lý.
Xem thêm: 4 Mẹo Sử Dụng Máy Giặt Tiết Kiệm Điện, Nước Cực Hiệu Quả