7 thói quen sử dụng tai hại khiến nồi cơm điện nhanh hỏng

Nồi cơm điện có tuổi thọ lên đến 7 năm, 10 năm hoặc hơn, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, bạn sẽ rút ngắn thời gian sử dụng đáng kể. Nếu bạn không muốn mỗi năm phải thay mới một nồi cơm, hãy tránh xa 7 thói quen sử dụng tai hạn khiến nồi cơm điện nhanh hỏng dưới đây nhé.

Vo gạo bên trong nồi

Lấy ruột nồi cơm điện vo gạo là thói quen của hầu hết mọi người. Cách này vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Tuy nhiên điều này khá mạo hiểm với lớp sơn chống dính bên trong nồi. Với những chiếc nồi cao cấp thì lớp sơn này có thể không dễ bị ảnh hưởng, nhưng với những chiếc tầm trung hoặc rẻ tiền, chúng sẽ sớm bị bong tróc. Kết quả là sau một thời gian, bạn sẽ muốn thay nồi mới vì cơm thường xuyên bị dính, bén vào đáy nồi rất khó cạo. 

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn không nên sử dụng ruột nồi để trực tiếp vo gạo. Hãy vo gạo vào một chiếc rá, tô, hay một chiếc xoong nồi khác rồi hãy đổ vào nồi cơm điện nấu. Cách này giúp ruột nồi không bị va chạm, cọ xát với gạo và móng tay, giúp lớp sơn chống dính bền bỉ hơn.

Dùng bất kỳ dụng cụ nào để xới cơm

Mỗi nồi cơm điện đều có chiếc muôi đi kèm. Hình dạng, chất liệu của muôi dành cho mỗi nồi cơm điện thường khác nhau, không phải vì nhà sản xuất muốn bạn dùng “hàng độc”, mà thực tế họ đã nghiên cứu để kiểu dáng và chất liệu phù hợp nhất với nồi. 

Tuy nhiên, nhiều người lại có thể sử dụng bất kỳ chiếc muôi hay dụng cụ nào khác miễn là có chức năng xơi cơm. Nếu bạn muốn nồi bền, lớp sơn chống dính có tuổi thọ cao nhất, hãy tôn trọng nhà sản xuất.

Không lau bên ngoài vỏ của ruột nồi trước khi nấu

Sau khi vo gạo, bạn không lau khô phần ngoài của ruột nồi. Khi nấu, bạn sẽ nghe tiếng nước khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng phát ra tiếng kêu khá mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang góp phần làm hỏng chế độ làm nóng, ảnh hưởng đến nhiệt độ nấu cơm.

Giữ ấm nồi quá lâu

Chức năng chính của nồi cơm điện là nấu cơm chứ không phải giữ nhiệt. Sau khi nấu xong, bạn có thể giữ ấm cơm đến bữa ăn là đúng, nhưng lạm dụng chứng năng này lại là sai lầm. Có người cắm cơm từ sớm cho đến lúc đi làm về sẵn ăn, có người cắm lại cơm và cứ để giữ nhiệt đến 4-5 tiếng đồng hồ, hoặc thậm chí là để qua đêm. 

Làm như vậy thường xuyên sẽ khiến tuổi thọ của nồi bị ảnh hưởng lớn, bởi dù để ở chế độ ủ ấm thì nồi vẫn cứ đang tiếp tục hoạt động. Việc phải hoạt động quá mức sẽ khiến nồi nhanh bị hỏng. Ngoài ra chế độ ủ ấm này còn gây tốn khoảng 0,5 – 1 số điện cho mỗi 10 tiếng sáng đèn vàng.

Nấu không đúng dung lượng

Hãy ước lượng lượng gạo nấu thường xuyên hàng ngày để chọn một chiếc nồi thích hợp. Đừng nên mua nồi cơm điện công suất 3 lít lại thường xuyên chỉ nấu 0,5 lít, hoặc mua nồi công suất 1 lít lại nấu đến 3 lít. Điều này dễ khiến nồi bị lệch chế độ và nhanh hỏng hơn.

Nấu nhiều món ăn khác

Nồi cơm điện có chức năng chính là nấu cơm, vì vậy nếu có muốn tận dụng để làm một vài món ăn khác thì hãy thận trọng và không nên làm quá thường xuyên. Khi bạn biến nó thành chiếc nồi đa năng để thoải mái luộc gà, nấu súp, làm bánh, làm gà khô… thì sự can thiệp của các dụng cụ nấu nướng có thể gây bong tróc sơn chống dính, hoặc chất lỏng có thể tràn vào các bộ phận bên trong khiến nồi dễ bị hỏng.

 Rửa nồi bằng cọ cứng

Đừng cố gắng chà sạch ruột nồi cơm điện bằng mọi giá. Nếu chúng bị bám dính, hãy ngâm một thời gian để lớp bám dính bị bong ra, rồi sử dụng miếng bọt biển chà nhẹ nhàng. Những dụng cụ cọ cứng hay thậm chí dùng dao thìa cậy mảng bám là rất thô bạo, sẽ làm lớp men dễ bị bong. Hậu quả là càng về sau cơm và thức ăn sẽ càng bám mạnh hơn.

Lời kết

Trên đây là 7 thói quen sử dụng tai hại khiến nồi cơm điện nhanh hỏng. Từ nay, hãy nhẹ nhàng hơn với một trong những thiết bị thường dùng nhất trong nhà này để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của chúng nhé.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.