Khi một chiếc tủ lạnh vẫn đang chạy nhưng gần như nguội ngắt, chẳng có hơi lạnh, nhiều người nghĩ ngay đến trường hợp tủ bị thiếu gas. Nhưng bạn yên tâm rằng rất hiếm khi xảy ra trường hợp này nếu chiếc tủ của bạn chưa sử dụng từ 8-10 năm. Nguyên nhân của hiện tượng tủ thiếu hơi lạnh chủ yếu là do bạn sử dụng tủ sai cách. Trong đó không ít những sai lầm mà đa số chị em đều mắc phải.
Do sử dụng túi nilon để bọc thực phẩm
Thông thường nhiều bà nội trợ sẽ sử dụng túi nilon để bọc rau củ, thực phẩm lại trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Tuy nhiên loại túi này lại có khả năng làm cả trở độ lưu thông gió trong tủ lạnh. Chúng làm bít tắc các cửa gió, khiến gió khó lưu thông hơi lạnh đến mọi nơi trong tủ. Do vậy khi tủ để quá nhiều đồ ăn bọc bằng túi nilon có xu hướng không có hoặc rất ít hơi lạnh.
Để tăng cường hơi lạnh, tủ phải làm việc nhiều hơn. Điều này vừa gây tốn điện vừa làm giảm nhanh tuổi thọ của máy. Do vậy, để khắc phục điều này, khi sử dụng túi nilon bọc thực phẩm, bạn cần phải chú ý giữ khoảng cách nhất định, nhất là trước cửa gió. Không được bịt kín miệng cửa. Tốt nhất bạn nên đựng thực phẩm trong hộp nhựa hoặc màng bọc thực phẩm để hạn chế cao nhất tình trạng cản hơi gió.
Để quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh
Tủ lạnh cũng cần có không gian để “thở”. Nếu bạn để quá nhiều đồ ăn, hơi lạnh bị bịt, cản lại, không thể lưu thông tốt. Vì vậy nhiệt độ trong tủ không đảm bảo, thực phẩm không thể lạnh đến mức đảm bảo an toàn.
Khi tủ cũng không hoàn thành nhiệm vụ làm lạnh thức ăn, chúng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, vì vậy vừa ngốn nhiều điện hơn và chúng cũng nhanh bị hỏng hơn.
Khi bạn mở cửa tủ mà thấy tủ lạnh ngắt, gần như không có hơi lạnh tỏa ra, điều đầu tiên hãy kiểm tra lượng thực phẩm bảo quản trong tủ. Nếu nhận thấy chúng quá nhiều, thì bạn biết nguyên nhân từ đâu rồi đó.
Do đặt nhiệt độ không thích hợp
Mỗi tủ lạnh đều sẽ có nút chỉnh nhiệt độ ở cả ngăn đông và ngăn mát. Chúng thường có dạng núm vặn xoay tròn và có nhiều cấp độ khác nhau từ 0-5 hoặc 7 (tương ứng với min hoặc max). Khi bạn vặn số càng cao (về phía Max) thì tủ lạnh sẽ càng lạnh. Lúc này đồng nghĩa với tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất càng cao. Khi bạn vặn số càng nhỏ về phía MIN, thì nhiệt độ càng cao, tủ ít lạnh, đồng nghĩa với tủ sẽ hoạt động với công suất thấp hơn.
Tùy vào lượng thực phẩm trong tủ như thế nào bạn sẽ điều chỉnh nhiệt độ tương đương. Thực phẩm quá nhiều thì nên giảm nhiệt độ xuống, còn thực phẩm ít có thể điều chỉnh lên. Ngoài ra bạn nên căn cứ vào tình trạng của tủ. Nếu mở cửa tủ ra mà thấy tủ lạnh ngắt, rất ít hơi lạnh tỏa ra nghĩa là bạn đang đặt ở mức quá thấp, trong khi tủ cần hoạt động với công suất cao hơn để làm lạnh số thực phẩm đang có. Hãy điều chỉnh mức nhiệt thích hợp.
Lưu ý là ngăn mát không phải cứ càng lạnh càng tốt. Tốt nhất nên để từ 2-4 độ C. Như vậy với tủ lạnh có 7 cấp độ thì bạn cứ để số 4 (mức trung bình), còn nếu có 5 cấp độ thì bạn để ở mức số 3 là phù hợp. Còn tùy tình hình của tủ, bạn có thể nâng lên hay hạ mực nhiệt xuống.
Lời kết
Trên đây là những lý do khiến tủ lạnh không lạnh mà còn tốn điện. Từ nay, hãy lưu ý những sai lầm này để tủ lạnh hoạt động tốt, tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ nhé.