Nấu cơm là công việc thường ngày của mọi bà nội trợ. Tuy nhiên có lẽ nhiều người chưa tìm ra một công thức nấu cơm chuẩn, do đó, chất lượng cơm “trồi sụt” thất thường mỗi ngày. Hãy áp dụng 4 quy tắc dưới đây để luôn nấu cơm dẻo thơm, không nhão không khô trăm lần như một nhé.
Ngâm gạo trước khi nấu
Ngâm gạo trước khi nấu là cách truyền thống ông bà ta ngày xưa thường áp dụng khi nấu bằng bếp củi. Ngày nay, nhờ sự tiện lợi và thông minh của nồi cơm điện, nên hầu hết chị em không còn có thói quen ngâm gạo trước khi nấu nữa.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức những bát cơm thực sự ngon, mềm dẻo, đừng bỏ qua bước ngâm gạo kể cả khi nấu bằng nồi điện. Hãy cho gạo vào rá và bỏ vào chậu nước ngâm ngập trong khoảng 10-15 phút. Việc này sẽ giúp hạt gạo có thời gian hút nước và ngậm đủ nước trước khi nấu. Vì vậy khi nấu lên, gạo sẽ nở đều, mềm và dẻo hơn.
Nấu cơm với nước sôi
Nấu cơm với nước sôi cũng là một trong những cách nguyên tắc truyền thống của nhiều gia đình trước đây, khi còn dùng bếp củi. Tuy nhiên, khi được thay thế bằng nồi điện, bước này cũng thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, bạn có biết rằng đây là bước rất quan trọng để hạt cơm ngon từ nội dung đến hình thức không?
Cụ thể, đun nước cho đến khi sôi, sau đó bạn mới cho gạo đã ngâm vào. Lúc này, hạt gạo khi gặp nóng lập tức lớp ngoài của chúng bị co lại. Từ đó chúng tạo nên một vỏ bọc dẻo dai bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ.
Do vậy, khi nấu cơm bằng nước sôi, hạt gạo sẽ giữ nguyên được hình dáng, không bị vỡ, nát, vừa đẹp mắt lại rất dẻo thơm.
Ngoài ra, khi cho gạo vào nước sôi, theo cơ chế vật lý, hạt gạo lập tức bị co lại, vì vậy, các chất dinh dưỡng được giữ lại tối đa. Nghiên cứu cho thấy, khi nấu với nước sôi, lượng vitamin B1 giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Ghi nhớ tỷ lệ nước
Chất lượng độ ngon của một nồi cơm hầu như được quyết định nhất bởi lượng nước. Ít nước một chút sẽ khiến cơm bị khô, nhưng chỉ nhiều hơn một chút lại sẽ khiến cơm bị nhão. Chính vậy vì, đo đếm chính xác lượng nước là bước rất quan trọng để nồi cơm ngon và đồng đều về chất lượng.
Nếu bạn không sử dụng cốc chuyên dùng cho nồi cơm điện để đong, thì hãy ghi nhớ tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1.5, tức là lượng nước ngập bằng khoảng 1,5 lần lượng gạo là được. Tất nhiên một số loại gạo sẽ quy định lượng nước nhiều hay ít hơn. Bạn căn cứ vào tỷ lệ trên để cho ít hơn hoặc nhiều hơn một chút là được.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp truyền thống khác là đo bằng đốt ngón tay. Sau khi cho nước vào gạo, bạn dùng ngón tay đo. Tính từ bề mặt gạo, nếu nước ngập đến đốt ngón thứ nhất của ngón tay giữa là được. Bên cạnh đó cũng tùy từng loại gạo cần nhiều hay ít nước mà bạn chế thêm nhiều hoặc đổ bớt đi cho phù hợp nhé.
Cho thêm giấm, muối và dầu oliu
Có một bí quyết giúp cho cơm trắng, dẻo thơm, vị đậm đà và đẹp mắt hơn mà nhiều người chưa biết, đó là cho thêm một số gia vị vào, bao gồm ¼ thìa cà phê muối, ½ thìa giấm, 3 giọt dầu oliu hoặc dầu mè.
Với giấm và muối, bạn nên cho vào nước đang đun sôi trước khi cho gạo vào. Như vậy gạo mới ngấm đều gia vị. Muối sẽ giúp cơm bớt nhạt, vị đậm đà và ngọt hơn. Giấm thì có tính axit, nên khi kết hợp với tính kiềm trong gạo sẽ làm gạo mềm hơn, giúp cơm dẻo, hạt không quá dính và thơm hơn. Ngoài ra, giấm còn giúp cho cơm trắng hơn nữa. Vì giấm rất nhanh bay mùi nên khi cơm sôi thì mùi của giấm cũng tan biến nên bận đừng sợ cơm mang mùi giấm nhé.
Còn với dầu oliu hoặc dầu mè, tốt nhất bạn nên cho vào gạo đã ngâm và trộn đều trước khi nấu. Chúng sẽ giúp cơm lên màu óng ánh, hạt cơm rời, ít bị dính liền vào nhau, rất ngon miệng và đẹp mắt.
Lời kết
Trên đây là 4 bước giúp nấu cơm dẻo thơm, đẹp mắt. Từ nay bạn hãy luôn áp dụng quy tắc 4 bước này để mang đến cho gia đình những bữa cơm ngon miệng nhé.