Gừng là gia vị thường xuyên được sử dụng trong chế biến thức ăn hàng ngày. Việc mua gừng dự trữ là cần thiết để tránh trường hợp khi cần lại không có. Tuy nhiên bảo quản gừng như thế nào để tươi lâu, không héo và không mọc mầm là cả một vấn đề. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẹo cực hay dưới đây nhé.
Bảo quản gừng tươi bằng màng bọc thực phẩm
Hãy trải một tấm màng bọc thực phẩm lên bàn, cho gừng vào rồi bọc kín lại, đặt vài tủ lạnh. Cách này sẽ giúp cách ly gừng tối đa với không khí và nhiệt độ bên ngoài. Vì vậy sẽ giảm tốc độ oxy hóa, giảm tốc độ bốc hơi nước, vì vậy gừng sẽ tươi lâu hơn.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện với một cách khác cầu kỳ hơn một chút nhưng sẽ bào quản được lâu hơn, đó là dùng muối. Muối có tác dụng hút ẩm và loại trừ vi khuẩn, vì vậy sẽ rất hiệu quả khi bạn bảo quản gừng. Đầu tiên, trải một tấm màng bọc thực phẩm ra mặt bàn rồi đặt một tờ giấy ăn lên (nếu số lượng nhiều thất lấy giấy báo). Đặt gừng lên rồi rắc muối phủ lên gừng. Tiếp đó, bạn cuộn màng bọc cùng giấy ăn lại bọc kín củ gừng lại. Đặt gừng ở nơi khô thoáng, hoặc cho vào tủ lạnh.
Bảo quản gừng bằng cát
Cát có khả năng cách nhiệt tốt, vì vậy giúp hạn chế tối đa tình trạng bay hơi của gừng. Nhớ đó giúp gừng tươi lâu. Bạn chỉ cần cho gừng vào hộp nhựa rồi xúc cát đỏ vào phủ kín mặt trên cùng của gừng. Hoặc bạn cũng có thể cho gừng vào chậu hoa, cây cảnh trong nhà, cho gừng vào và phủ kín cát lên là được.
Bảo quản gừng bằng chè khô
Chè khô là loại có khả năng hút ẩm rất tốt, giữ cho gừng luôn khô ráo, đồng thời hạn chế sự thoát hơi của gừng. Nhờ đó gừng sẽ tươi lâu và không bị mọc mầm. Cách làm như sau: Cho chè khô vào một tấm khăn giấy mỏng gói lại rồi cho vào túi nilon. Tiếp đó, bạn cho luôn gừng vào túi, đẩy hết hơi ra rồi buộc chặt miệng túi. Tre túi gừng ở nơi khô ráo thoáng mát là được.
Bảo quản gừng bằng gạo
Với cách này, trước khi bảo quản, bạn nên rửa sạch gừng và hong cho thật khô. Sau đó, bạn cho vào thùng gạo và vùi xuống. Phương pháp này cũng tương tự như việc dùng cát. Gạo có tác dụng hút ẩm rất tốt, ngoài ra chúng còn có khả năng cách ly gừng với môi trường khắc nghiệt bên ngoài, dễ bị thoát hơi nước và nhanh héo. Ngoài ra, sự cách lý này còn làm giảm quá trình oxy hóa, ức chế quá trình nảy mầm của gừng.
Lời kết
Trên đây là 4 cách bảo quản gừng hữu hiệu. Với những cách này, gừng có thể để lâu cả nửa năm vẫn không bị khô héo. Hãy áp dụng ngay để luôn có sẵn gừng trong nhà, sẵn sàng đem ra chế biến mọi món ăn cần thiết nhé.