Mít với vị ngọt, hương thơm nên được rất nhiều người nội trợ mua chế biến nhiều món ngon khác nhau. Nhưng hiện nay khi mít “ngậm” hóa chất xuất hiện càng nhiều khiến chị em dè chừng. Bên cạnh một bộ phận thương lái không có tâm vẫn còn rất nhiều người cung cấp mít sạch. Quan trọng chị em phải có kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn trái chín cây, ngon và ít xơ.
Mít nằm trong top những loại trái cây thường bị chín nhanh chóng nhờ bơm hóa chất trực tiếp vào trái non. Thay vì để chín trên cây hay các phương thức truyền thống như phơi nắng, đóng cọc…Các chủ vườn hoặc dân buôn mua các loại chất có xuất xứ từ Trung Quốc vô cùng độc hại. Từ đó kích thích mít non chín chỉ sau một đêm với màu sắc bắt mắt. Với những ai ít kinh nghiệm, việc nhận diện trái mít đã tiêm thuốc không hề dễ. Do đó, bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích sau để bảo quản chọn được trái chín ngon và an toàn cho gia đình.
Quan sát hình dáng
Khi mua, bạn hãy chọn trái có hình dáng tròn đều và không có chỗ lồi lõm. Khi cầm lên có cảm giác nặng tay là trái vừa nhiều thịt, ít xơ, ngọt ngon lại. Còn những trái có nhiều chỗ lõm rất dễ bị sâu, cứng và nhiều xơ.
Quan sát gai và mắt
Bạn quan sát phần gai hay chính là mắt của trái mít mở to, gai không nhọn và rất thưa. Ngược lại, trái còn non sẽ có vỏ ngoài xanh, gai nhọn và khoảng cách sẽ các mắt rất gần. Một lưu ý quan trọng khi mua mít là chị em không chọn trái có gai cứng, dày và không nở. Bởi những trái đó đã được xử lý bơm hóa chất để kích thích chín nhanh hơn tự nhiên.
Quan sát nhựa
Điểm dễ phân biệt giữa hai loại mít chín tự nhiên hay ngậm hóa chất chính là dựa vào nhựa hay mủ mít. Trái nào khi bổ ra có rất ít mủ thậm chí là không có lớp màu trắng chảy ra. Chắc chắn là những trái chín cây, vừa ngon ngọt lại tốt cho sức khỏe. Còn lại trái làm chín bằng chất độc hại sẽ chảy ra những dòng mủ trắng.
Quan sát múi
Nếu bạn không mua mít trái mà mua dạng đã lột sẵn đừng ngần ngại thử trước. Nếu múi mít có màu vàng đẹp mắt nhưng ăn vào lại có vị lờ lợ không ngọt và bị sượng. Đó là những múi được lấy từ trái chín ép nên không có hương vị như mít chín cây. Với những múi vừa vàng óng, cùi dày, vị ngọt lịm cả phần xơ cũng hấp dẫn không kém.
Ngửi mùi thơm
Dấu hiệu cuối cùng nhận biết mít có “ngậm” hóa chất hay không chính là mùi hương. Đây vốn là loại trái cây với hương thơm đặc trưng, không lẫn với loại nào khác. Những trái chín cây, không qua quá trình xử lý sau khi hái sẽ có mùi thơm. Kể cả bạn chưa bổ đôi và ở khoảng cách khá xa chứ không như mít đã tẩm thuốc với hương thơm rất hạn chế.
Cách làm chín mít an toàn
Nếu may mắn mua được trái mít chín tự nhiên trên cây thì có thể thỏa mãn vị giác cả nhà. Nhưng không phải lúc nào cũng chọn được, thay vì mua nhầm trái tẩm hóa chất gây hại sức khỏe. Bạn hãy chọn trái gần chín và áp dụng mẹo dân gian thay vì dùng chất hóa học nhé!
- Phơi dưới ánh nắng để mít nhanh chín hơn.
- Với những trái còn nguyên, chưa bị bổ đôi, bạn hãy dùng khúc gỗ vót nhọn rồi nung nóng trên ngọn lửa, Sau đó đóng vào sâu giữa, dọc lõi của trái mít và để rơm hoặc vật nào giữ nhiệt tốt. Kiểm tra mít chín bằng cách vỗ nhẹ vào khúc gỗ nghe tiếng bộp bộp là mít đã chín.
- Quét vôi vào vai mít: khoét lỗ nhỏ gần cuống mít rồi quét lớp vôi lên. Sau vài ngày gai sẽ mềm là có mít chín thưởng thức.
Xử lý khi nhựa mít dính tay
Rất nhiều chị em ngại bổ mít bởi lớp nhựa rất cứng đầu rửa không được. Một mẹo đơn giản chính là rửa tay với nước ấm rồi dùng chà xát bằng nửa vỏ chanh. Cuối cùng là rửa sạch với nước kể cả dao bổ mít cũng không còn lớp nhựa.
Lời kết
Mùa hè oi bức thì các loại trái cây hấp dẫn như mít lại được yêu thích hơn. Nắm những kinh nghiệm trên để tự tin chọn được trái chín cây tự nhiên vừa thơm ngon. Và quan trọng nhất là không tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Nếu có chia sẽ nào hay đừng ngại góp ý để ai cũng là người tiêu dùng thông minh.