Mẹo làm giấm táo tại nhà là một trong những công thức mà nhiều bà nội trợ tìm kiếm. Là một nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời và đầy chất dinh dưỡng, các chị em luôn tìm cách làm giấm táo đơn giản, an toàn và chất lượng. Bài viết sau đây của BepXua sẽ mách bạn một số mẹo đơn giản để làm giấm táo ngay tại nhà. Cùng theo dõi nhé!
Công dụng của giấm táo
Giấm táo là loại giấm được làm từ rượu táo hoặc táo tươi. Loại giấm này không chỉ chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe con người mà còn mang hương vị rất hấp dẫn. Một số công dụng của giấm táo có thể kể đến như:
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề liên quan đến đường ruột
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Thải độc gan
- Giảm cân
- Làm đẹp da
Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên, tuy nhiên chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên và dùng ở nồng độ cao, giấm táo sẽ làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu và làm trầm trọng thêm các chứng đau dạ dày.
Ngoài ra, axit axetic trong giấm táo có thể làm suy yếu men răng, dẫn đến mất khoáng chất và gây ra tình trạng sâu răng.
Hướng dẫn mẹo làm giấm táo đơn giản nhất
Giấm táo là loại thực phẩm giúp chị em lấy lại vóc dáng mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bảo vệ hệ tim mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, giấm táo còn được sử dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp tự nhiên được nhiều chị em ưa chuộng. Cùng Bếp tham khảo cách làm giấm táo sau đây nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1kg táo (bạn có thể sử dụng táo đỏ hoặc táo xanh đều được)
- 2.5 -3 lít nước đun sôi để nguội
- 1 chén đường phèn
- 1 bình thủy tinh hoặc bình nhựa có nắp đậy
- Giấm gạo
Cách thực hiện
Bước 1: Lựa chọn và sơ chế táo
Để nuôi giấm ngon từ nguyên liệu này, bạn nên lựa những loại táo giòn, ngọt và còn tươi. Vì những loại táo này sẽ giúp giấm của bạn đậm vị và giàu dưỡng chất hơn. Sau khi chọn được táo ngon, bạn đem rửa sạch với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch. Tiếp đến, bạn dùng dao thái mỏng các lát táo và loại bỏ hạt
Bước 2: Cho táo vào hũ
Hũ thủy tinh sau khi rửa sạch, bạn xếp lớp táo cắt mỏng vào trong và rải một lớp đường lên trên lớp táo. Bạn tiếp tục xếp xen kẽ một lớp táo, một lớp đường cho đến khi đầy hũ. Bạn nên lưu ý rằng lớp nằm trên cùng là lớp đường và khoảng cách lớp cuối cùng với miệng hũ khoảng 2-3 cm nhé!
Bước 3: Cho giấm gạo vào hũ
Sau khi xếp táo vào hũ, bạn đổ giấm gạo đã chuẩn bị vừa ngập phần táo trong hũ. Bạn không cần đổ giấm đầy hũ mà chỉ cần ngập mặt táo là được. Sau cùng, bạn đậy nắp kín để ở nơi thoáng mát và ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để nuôi giấm trong vòng 2 tháng.
Nếu bạn làm giấm táo theo cách trên với số lượng lớn thì bạn nên cho nước vào túi zip và đặt lên trên bề mặt táo. Với cách làm này, phần táo trong hũ sẽ không bị hỏng cũng như không bị nổi lên trên.
Bước 4: Kiểm tra hũ giấm
Bạn nên kiểm tra hũ giấm thường xuyên, nếu trong hũ có bọt khí xuất hiện thì giấm đang lên men. Bạn cũng nên mở nắp hũ để bay bớt mùi men cũng như kiểm tra xem giấm táo có bị hỏng hay không.
Bước 5: Lọc giấm táo
Sau 2 tháng ngâm giấm, bạn quan sát nếu thấy táo đã nổi lên trên và không còn màu tươi như ban đầu thì bạn có thể lọc lấy phần giấm vào một hũ sạch để sử dụng và bỏ bã táo.
Cuối cùng, bạn chỉ cần cho hũ thủy tinh đựng giấm táo đó vào nơi thoáng mát thêm 6 tuần nữa là có thể sử dụng.
Lời kết
Có thể thấy, giấm táo là loại nguyên liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Với cách thực hiện trên, BepXua hy vọng bạn sẽ thành công khi làm giấm táo tại nhà