Tổng Hợp Các Thông Tin Về Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Mẹ Việt

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp nuôi con được nhiều mẹ Việt quan tâm hiện nay. Phương pháp này được đánh giá cao vì mang tính khoa học, dễ dàng áp dụng và mang đến nhiều hương vị thức ăn phong phú cho trẻ. Mẹ đang phân vân có nên cho con ăn dặm theo kiểu Nhật hay không hãy dành thời gian đọc nội dung hôm nay nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn Dặm Kiểu Nhật

Phương pháp này được mẹ Nhật được nghiên cứu để hỗ trợ các trẻ 6 tháng tuổi trở lên đang trong giai đoạn ăn dặm. Nhờ phương pháp này trẻ sẽ có đa dạng món ăn, ăn ngon miệng và nếm trải được các hương vị nguyên bản từ nguyên liệu. Phương pháp này kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và phát triển trí tuệ, cảm xúc hoàn hảo trong những năm tháng đầu đời.

Trẻ sẽ bắt đầu từ ăn cháo loãng được nghiền từ rây. Sau đó phát triển lên ăn kèm cháo và rau củ nghiền mịn. Khi trẻ đã bắt đầu quen sẽ chuyển sang cho trẻ ăn các loại cơm nấu nhão, cháo đặc. Sau đó ăn kèm với cá thịt và các loại rau củ.

Trẻ sẽ được ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô để đảm bảo an toàn cho dạ dày của trẻ. Đặc biệt là trẻ sẽ hình thành khả năng nuốt và nhai nuốt một cách dễ dàng. Trẻ sẽ nhanh chóng ghim được thức ăn bằng nĩa tạo tiền đề để dùng thìa sớm hơn.

Mẹ Nhật luôn chú trọng đến tâm lý và thái độ của trẻ khi ăn. Họ tìm kiếm những món ăn mà con mình thích để bé có tâm lý thoải mái và hạnh phúc khi ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ

Trẻ 6 tháng cho đến 18 tháng sẽ có từng cách ăn dặm kiểu Nhật khác nhau. Chúng tôi chia nhiều giai đoạn để mẹ Việt chọn phù hợp với độ tuổi của con mình nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bắt đầu bằng cháo trắng, loãng và nghiền nhuyễn trên rây mịn. Cháo loãng nên chọn loại gạo thơm ngon, chất lượng và không nêm nếm bất cứ gia vị nào.

Khi trẻ đã quen với cháo loãng sẽ bắt đầu cho trẻ ăn các loại rau củ hầm mềm và rây mịn. Các loại rau củ quả này sẽ được tách ăn từng loại chứ không trộn chung các vị với nhau.

Giai đoạn này trẻ cần ăn loãng, trơn để dễ nuốt. Các loại thức ăn gây bị nghẹn như lòng đỏ trứng gà, khoai lang nên hạn chế.

Thời gian này trẻ chỉ tập phản xạ nuốt, làm quen với các thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày. Chỉ nên cho trẻ ăn từ 1 đến 2 bữa và ăn lượng ít. Sữa mẹ trong giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi vẫn là thành phần dinh dưỡng chính.

Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ  7 – 8 tháng

Thời điểm này trẻ đã quen dần với cháo loãng. Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đặc hơn và thêm các loại rau củ có hương vị đặc biệt để kích thích vị giác cho trẻ. Đặc biệt, thời điểm này, mẹ đã có thể chuyển từ cháo sang các loại nui, bún, mì miến nấu mềm cho trẻ.

7 đến 8 tháng trẻ đã có thể ăn thêm các loại cá hồi, cá thu, cá lóc dưới dạng dăm bông. Có thể thêm thịt gà, một ít gan và các loại đậu. Trẻ cần ăn khoảng 2 cử/ngày với lượng thức ăn nhiều hơn lúc 6 tháng.

Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm nước cam, ăn thêm sữa chua và phô mai vào độ tuổi này. Nếu mẹ quan sát thấy bé thích cầm thìa, nĩa thì nên tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm. Có thể trẻ chưa quen nên mẹ sẽ phải dọn dẹp hơi mất thời gian. Nhưng đây chính là thời điểm tốt nhất để kích thích con tự khám phá và chủ động ăn trong các khoảng thời gian tiếp theo.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi trẻ ở độ tuổi 9 – 11 tháng

Thời điểm này trẻ đã có thể ăn cơm hạt vỡ, cơm nhão. Vị giác của trẻ cũng đã phát triển tốt, dạ dày cũng bắt đầu thích nghi với thức ăn thô. Mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các loại rau củ quả hấp để trẻ tự nhai. Hoặc có thể băm nhỏ thịt heo, thịt bò, tôm vào thức ăn của trẻ.

Sữa chua, phô mai và các loại trái cây chín mềm hay các loại bánh mềm ít ngọt bé cũng có thể ăn dặm hoặc tráng miệng trong thời gian này. Mẹ cũng có thể thêm một ít gia vị vào thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, nên hạn chế dùng lượng ít, không lạm dụng gia vị để kích thích vị giác của trẻ.

Trẻ từ 12 – 18 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Giai đoạn này có thể tăng lên cho trẻ ăn 3 bữa/ngày và có thể chuyển sang cơm, thức ăn thô. Quan sát những món trẻ thích để giúp trẻ ăn uống thích thú và cảm thấy hạnh phúc khi được ăn.

Những điều lưu ý khi ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật
  • Tuyệt đối không nấu chung các món với nhau. Mỗi nguyên liệu sẽ được tách riêng biệt để trẻ cảm nhận được hương vị. Không hầm các loại xương, thịt như cách ăn truyền thống của người Việt để làm nước dùng cho trẻ.
  • Nguồn thức ăn phải là thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh gia vị, đồ hộp và những thức ăn trữ đông lâu ngày.
  • Luộc, hấp là những cách chế biến nên thực hiện với cách ăn này.
  • Ngoài ra, nên chú trọng đến tâm lý của trẻ. Quan sát để ghi nhận những món ăn trẻ thích và không thích.

Ăn dặm kiểu Nhật thanh đạm và đảm bảo chất dinh dưỡng. Vị giác, cảm xúc và các phản xạ nhai nuốt của trẻ sẽ tốt hơn với cách ăn dặm này. Chúc các mẹ thành công trong quá trình đồng hành cùng độ tuổi ăn dặm của con.

Xem thêm: Tổng Hợp Thông Tin Về Nhịn Ăn Chữa Bệnh Đang Là Xu Hướng Hiện Nay

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.