thuc-don-benh-nhanh-covid

Bệnh Nhân Covid Cần Có Chế Độ Dinh Dưỡng Như Thế Nào?

Thực đơn bệnh nhân Covid sẽ cần được phân bố tốt về dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tăng thể trạng và nhanh chóng lành bệnh. Bạn hoặc người thân đang bị Covid hoặc đang đứng trước nguy cơ sẽ trở thành F0 thì nên dành thời gian để đọc bài viết này. Thực đơn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bệnh nhân Covid dễ dàng vượt qua dịch bệnh và hạn chế các di chứng hậu Covid.

Tầm quan trọng của thực đơn bệnh nhân Covid

  • Thực đơn khoa học, đủ dinh dưỡng chính là “rào chắn” giúp cơ thể tăng đề kháng, thêm miễn dịch và hạn chế cơ thể khỏi nhiễm trùng.
  • Phòng ngừa được các nguy cơ về suy dinh dưỡng hoặc teo cơ ở người bệnh Covid.
  • Thúc đẩy thời gian phục hồi của người bệnh nhanh hơn.
  • Hậu Covid sẽ không xuất hiện hoặc nhẹ nhàng hơn khi được chăm sóc chu đáo trong quá trình nhiễm bệnh.

Thực đơn bệnh nhân Covid nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào

Trước tiên, người nhà nên biết được những gì nên ăn và những gì nên tránh đối với những F0 đang bị nhiễm Covid.

Những điều nên tránh đối với bệnh nhân Covid

  • Nên hạn chế đường, thức uống lạnh và các chất kích thích.
  • Hạn chế muối trong thức ăn hoặc các loại thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
  • Hạn chế các món ăn quá nhiều dầu. Loại bỏ hoàn toàn mỡ và da động vật, không dùng các món ăn chế biến từ nội tạng.

Những thành phần dinh dưỡng nên có hàng ngày

bệnh nhân covid cần sữa tươi
  • Sữa là một trong những thức uống bổ sung thêm dinh dưỡng lành mạnh cho người bị Covid.
  • Ngoài ra, nên uống 2 lít nước mỗi ngày để điều hòa cơ thể, đào thải độc tố. Dù có bị mất mùi vị, chán ăn cũng nên cố gắng ăn đủ ít nhất 3 bữa mỗi ngày.
  • Nên cung cấp nhiều thịt nạc, cá, đậu đỗ, rau các loại để tăng sức đề kháng và tránh teo cơ.
  • Nên bổ sung thêm vitamin A từ các loại trái cây, củ quả màu đỏ. Thêm vitamin C từ cam chanh, ổi và họ hàng nhà cam quýt.
  • Phô mai và sữa chua sẽ bổ sung thêm lợi khuẩn cho cơ thể.

Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân Covid

Thực đơn bệnh nhân Covid sẽ gồm 3 bữa chính. Các bữa phụ nên bổ sung thêm các loại trái cây và các chế phẩm từ sữa.

Ngày 1:

  • Sáng: Chào gà hoặc bún bò.
  • Trưa: Chả trứng, canh tôm nấu bầu, thịt luộc
  • Tối: Đậu cove xào tôm, xương hầm với cà rốt và đậu hũ non, cá kho.

Ngày 2:

  • Sáng: Phở hoặc sandwich ăn chung với giò lụa, trứng ốp la.
  • Trưa: Cua đồng nấu canh rau, thịt bò xào cà chua hành tây, súp lơ xanh luộc chấm xì dầu hoặc tương.
  • Tối: Cháo xương hầm hoặc gà hầm.

Ngày 3:

  • Sáng: Ngô luộc hoặc khoai luộc + chế phẩm từ sữa
  • Trưa: Đậu phụ sốt tôm và thịt nạc, canh thịt bò nấu cà chua, chả trứng
  • Tối: Su su xanh xào thịt nạc, súp cua, một ít bánh sandwich.

Ngày 4:

  • Sáng: Cháo yến mạch, sữa đậu nành
  • Trưa: Cá basa kho nghệ, canh tôm nấu rau khoai, ớt chuông xào thịt bò
  • Tối: Cháo hàu + ly sữa nóng

Ngày 5:

  • Sáng: Cháo gà hoặc phở gà, bún bò.
  • Trưa: Cá ngừ sốt cà, salad rau củ quả, súp cua.
  • Tối: Tôm thịt rim, canh cua đồng, súp lơ xào.
Súp lơ xào rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân covid

Với chế độ nhiều đạm, cung cấp thêm rau. Chỉ 5 ngày sau khi phát hiện Covid bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh và có tiến triển tốt, tránh được hậu Covid. Bạn có thể lặp lại thực đơn cho những ngày tiếp theo. Hoặc căn chỉnh các món ăn dựa trên sở thích thường ngày của bệnh nhân.

Chia sẻ một số sai lầm trong điều trị Covid tại nhà

Ngoài việc lên thực đơn khoa học cho bệnh nhân Covid thì người chăm sóc bệnh nhân cũng nên nghiên cứu thông tin khoa học. Tránh các hiện tượng vì quá lo lắng nên thực hiện mọi cách chữa trị vượt quá mức cần thiết. Chẳng hạn như:

  • Xông gừng sả cho toàn bộ cơ thể. Điều này là không cần thiết với người bệnh. Lạm dụng xông sả gừng còn khiến bệnh nhân Covid mất nước và đuối sức. Chỉ nên xông phần mặt để dễ dàng trợ thở hơn.
  • Không cung cấp quá lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Cung cấp quá nhiều vitamin C sẽ khiến bệnh nhân Covid mất ngủ, chán ăn, tiêu chảy hoặc tiểu đêm quá nhiều.
  • Uống thuốc đặc trị khi phát hiện bị nhiễm bệnh. Nếu nhiễm bệnh thì việc đầu tiên là theo dõi sức khỏe của người bệnh. Nếu có những dấu hiệu như ho sốt thì dùng thuốc điều trị triệu chứng. Đến khi tình trạng diễn biến xấu mới cần tư vấn của bác sĩ và dùng thuốc đặc trị.
  • Nên nghiên cứu cân nặng, độ tuổi và thể trạng của từng bệnh nhân để lên thực đơn dinh dưỡng. Ăn quá nhiều vượt trọng lượng của cơ thể cũng khiến bệnh nhân khó tiêu và bị mệt vì tiêu hóa quá nhiều.

Kết luận

Thực đơn bệnh nhân Covid mà chúng tôi chia sẻ hy vọng đã giúp ích cho bạn. Để rút ngắn khoảng cách trị bệnh, tâm lý của bệnh nhân Covid cũng chiếm vai trò rất quan trọng. Người nhà và bản thân của người bệnh nên có tinh thần lạc quan, tự tin để hỗ trợ việc chữa trị nhanh chóng hơn. Chúc người nhà và bệnh nhân Covid vượt qua đại dịch một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Xem bài: Thực đơn Healthy

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.