Là món ăn truyền thống từng đi vào trong văn học, bánh đúc là món ăn bình dân nhưng có sức hút lớn với mỗi người dân Việt Nam. Trên khắp nước ta, có rất nhiều món bánh đúc như: bánh đúc ngọt (còn gọi là bánh đúc lá dứa), bánh đúc tàu (đặc sản Hải Phòng), bánh đúc riêu cua, bánh đúc khoai môn, bánh đúc lạc,… Đặc biệt, cứ vào chớm đông người dân Hà Nội sẽ được thưởng thức món bánh đúc nóng. Là món bánh ăn chơi chơi, bánh đúc nóng vô cùng hấp dẫn khiến ai cũng phải ‘thèm’.
Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng kết hợp với thịt xay, mộc nhĩ, nấm hương, hành phi, rau mùi và nước mắm nóng sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại đấy.Tìm hiểu cách làm của Bếp nhé!
TRANG THIẾT BỊ
- Nồi gang
- Phới lồng
Nguyên liệu
- 200 gram bột gạo tẻ
- 130 gram bột năng
- 40 ml dầu ăn
- 20 ml dầu mè (không bắt buộc)
- 250 gram thịt lợn (chọn thịt vai, có chút sụn)
- 70 gram mộc nhĩ, nấm hương
- 3 củ hành, tỏi khô
- 2 quả ớt
- 1 mớ rau mùi (ngò rí)
Gia vị:
- 1 muỗng hạt nêm
- 2 muỗng nước mắm
- ¼ muỗng hạt tiêu
- 2 muỗng đường
- 1 muỗng dấm hoặc nước cốt chanh
Các bước thực hiện
Bước 1: Nấu phần nhân thịt
- Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở khoảng 5 – 7 phút là được, sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân cứng rồi băm nhỏ.
- Thịt rửa sạch rồi xay hoặc băm nhuyễn.
- Hành khô bóc vỏ thái mỏng. Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn.
- Cho thịt băm, mộc nhĩ và nấm hương vào bát tô, nêm hạt nêm, bột canh, nước mắm và chút tiêu ướp 2 – 3 phút.
- Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào rồi chiên hành. Hành chiên đến khi ngả vàng thì vớt hết ra,để ráo dầu.
- Vẫn chảo dầu đó, cho tỏi xay vào phi thơm, cho thịt xay đang ướp vào, xào đến khi thịt săn lại là được.
Bước 2: Pha mắm
- Pha nước mắm, giấm, đường, nước theo tỉ lệ 1:1:2:3, thêm tỏi ớt xay, điều chỉnh cho hợp khẩu vị của bạn. Nước dùng để pha mắm là nước sôi hoặc ấm.
Bước 3: Nấu bánh đúc
- Lọc bột năng và bột gạo tẻ vào 1 nồi đế dày để khuấy bánh đúc. Thêm vào 1 lít nước, dùng phới lồng khuấy đều đến khi bột tan hết là được.
- Bật lửa ở mức trung bình rồi tiến hành nấu bột, khuấy bột liên tục trong quá trình nấu. Khuấy trong khoảng 3 – 4 phút, khi bột bắt đầu sệt và đặc dần lại thì hạ nhỏ lửa.
- Khi hỗn hợp đã đặc, ngả màu trắng đục thì vặn lửa nhỏ nhất có thể, thêm dầu ăn và dầu mè rồi trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Khi bột sệt và trở trong thì tắt bếp là xong.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
- Múc bánh đúc ra bát miệng rộng, thêm nhân thịt, hành phi, rau mùi thái nhỏ rồi chan nước mắm và thưởng thức thôi.
Lưu ý
Lưu ý:
Trong công thức nấu bánh đúc của nhiều người có dùng nước vôi trong khi nấu bánh đúc, nước vôi trong tạo độ dẻo, dai và giúp bánh trông đẹp mắt hơn nên dùng cũng được, không có cũng không sao, tùy vào sở thích của bạn nhé.
Nấu bánh đúc cuối cùng để ăn được bánh khi nóng sẽ ngon hơn đó.
Nếu dùng phới lồng để đánh bột quá mỏi tay, bạn có thể sử dụng máy đánh trứng, vừa tiện mà bột lại mịn hơn nhé.
Dinh Dưỡng
Calories: 100kcal
Bạn đã thực hiện món này chưa?Chia sẽ công thức của bạn vào Cộng đồng BepXua nhé!
Món bánh khác được nhiều người yêu thích
Cách làm bánh bột lọc Huế tại nhà nhanh gọn, đơn giản nhất
Bánh bột lọc chuẩn vị Huế là vỏ bánh phải trong, nhân tôm thịt vàng óng ả vẫn còn giữ được độ tươi ngon. Cắn vào một miếng sẽ thấy đậm đà hấp dẫn, chấm cùng nước mắm ớt thì quả thật là sự kết hợp quá ư hoàn mỹ.
Xem cách làmLời kết
Có cô gái nào tin rằng ăn một lần 4 bát bánh đúc sẽ có chồng như Thị trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân không nhỉ? Các cô gái hãy vào bếp và chia sẻ thành quả của các bạn với Bếp nhé.