cách làm bánh đúc

Bật mí 4 cách làm bánh đúc truyền thống ngon đến vạn người mê

Bạn muốn học cách làm bánh đúc dân dã theo kiểu miền Bắc để thưởng thức cùng gia đình mình? Ngay sau đây, Bếp sẽ giới thiệu đến các bạn một số công thức cách làm bánh đúc ngon, núng nính hấp dẫn chỉ với các nguyên liệu vô cùng đơn giản. Bắt tay thực hiện cùng Bếp các bạn nhé!

1. Cách làm bánh đúc lạc giòn béo mà không bị nhão

1.1. Nguyên liệu cho cách làm bánh đúc

  • Bột gạo: 300 gram
  • Đậu phộng: 200 gram
  • Vôi tôi: 25 gram
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Tương bần: 100 gram

1.2. Hướng dẫn thực hiện cách làm bánh đúc lạc miền Bắc

  • Luộc đậu phộng cho chín mềm. Trong lúc chờ đậu chín, hòa 25 gram vôi bột vào 2 lít nước, để yên cho phần vôi lắng cặn.
  • Gạn lấy 1,5 lít nước vôi trong rồi hòa 300 gram bột gạo vào cho bột tan hoàn toàn, không còn lợn cợn.
  • Bắc nồi bột lên bếp, thêm một muỗng cà phê muối, khuấy bột liên tục ở lửa trung bình.
  • Khi bột đặc lại thì hạ lửa nhỏ, khuấy đều tay liên tục cho đến khi bột mịn, dẻo, chín trong còn hơi lỏng thì cho đậu phộng đã luộc vào, khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Thử bột bằng cách nhấc đũa lên thấy bột chảy dòng đặc xuống là đạt.
  • Múc bột ra từng chén hoặc dàn bột ra mặt lá chuối cho nguội hoàn toàn.
  • Độ dày của bánh khoảng 2-3cm. Bánh nguội, lấy ra cắt miếng vừa ăn.
  • Bánh đúc lạc có màu trắng ngà, hơi trong, thấy được những viên lạc hồng hồng xinh xắn.
  • Món ăn dân dã này chấm cùng tương bần hoặc mắm tôm là thích hợp nhất.
bánh đúc lạc
Cách làm bánh đúc lạc mềm dẻo và có độ giòn đặc trưng là nhờ nước vôi trong đấy các bạn nhé.

2. Cách làm bánh đúc nóng truyền thống ăn siêu ngon

2.1. Nguyên liệu cho cách làm bánh đúc

  • Bột gạo: 160 gram
  • Thịt băm: 150 gram
  • Hành tím băm: 15 gram
  • Nấm hương: 15 gram
  • Nấm mèo: 15 gram
  • Muối: 1/4 muỗng cà phê
  • Tiêu: 1/4 muỗng cà phê
  • Hạt nêm: 1/2 muỗng cà phê
  • Đường trắng: 60 gram
  • Nước mắm: 40 ml
  • Ớt băm: 10 gram
  • Tỏi băm: 25 gram
  • Bột năng: 100 gram
  • Bột nếp: 40 gram
  • Dầu ăn: 20 ml

2.2. Hướng dẫn thực hiện cách làm bánh đúc nóng với thịt xào nấm

  • Phi thơm 15 gram hành tím băm, 15 gram tỏi băm trong 2 muỗng canh dầu ăn.
  • Sau đó, cho 150 gram thịt băm vào xào chung với 15 gram nấm hương, 15 gram nấm mèo đã ngâm mềm cắt nhỏ.
  • Nêm thịt với 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
  • Pha nước mắm ăn bánh đúc nóng: Rót 400ml nước sôi vào tô, thêm 60 gram đường và 40ml nước mắm khuấy cho tan rồi để nguội, thêm vào 10 gram tỏi băm và 10 gram ớt băm.
  • Trộn 160 gram bột gạo, 100 gram bột năng, 40 gram bột nếp với 1,4 lít nước cho hòa quyện rồi mới bắc lên bếp.
  • Liên tục đảo đều với lửa nhỏ đến khi bột bánh đúc sánh, đặc thì cho 20ml dầu ăn vào. Khi thấy bột bánh đúc trở trong thì tắt bếp.
  • Múc bánh đúc nóng ra chén, cho thịt băm xào lên trên, rắc ít hành phi, trang trí vài cọng ngò rồi cho nước mắm vào ăn cùng.
bánh đúc nóng
Cách làm bánh đúc nóng đúng là dễ không tưởng quá các bạn ơi!

3. Cách làm bánh đúc mặn kiểu miền Tây dẻo mềm, béo thơm

3.1. Nguyên liệu cho cách làm bánh đúc

  • Thịt heo xay: 200 gram
  • Củ sắn: 50 gram
  • Cà rốt: 50 gram
  • Tôm khô: 30 gram
  • Hành lá: 20 gram
  • Bột gạo: 250 gram
  • Bột năng: 80 gram
  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Đường: 1 muỗng canh
  • Tỏi băm: 10 gram
  • Hành tím băm: 10 gram

3.2. Hướng dẫn thực hiện cách làm bánh đúc mặn miền Tây

  • Tôm khô ngâm nở, cắt hạt lựu vừa ăn. Cắt hạt lựu củ sắn, cà rốt.
  • Ướp 200 gram thịt xay với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu cỡ 15 phút cho thịt thấm gia vị.
  • Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, phi thơm 10 gram tỏi băm, 10 gram hành tím băm rồi cho thịt vào xào, tiếp đến tôm khô, rồi đến củ sắn, cà rốt.
  • Nêm nếm gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu, cho 1 muỗng canh màu dầu điều vào đảo cho tôm thịt thấm đều màu.
  • Sau cùng cho 1 muỗng canh nước mắm vào, rắc thêm 20 gram hành lá, đảo đều rồi tắt bếp.
  • Cho vào tô thủy tinh 250 gram bột gạo, 80 gram bột năng, 400ml nước cốt dừa, 300ml nước lọc, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi lọc hỗn hợp bột qua rây. Bắc chảo lên bếp, cho vào 600ml nước, nấu sôi và cho vào 1 muỗng canh dầu ăn vào.
  • Sau đó, đổ bột vào từ từ, vừa đổ vừa khuấy. Trộn đều tay bằng phới dẹt đến khi bột sệt lại.
  • Cho bột vào khuôn tròn có thoa ít dầu ăn chống dính ở đáy và chỗ thành khuôn, ém cho bột dẻ chặt vào khuôn và mặt bột được láng phẳng.
  • Hấp 30 phút đến khi bánh chín, dùng tăm xiên vào thấy bột không dính tăm.
  • Bánh đúc chín lấy ra ngoài để nguội cho bột bánh dẻ lại & chắc.
  • Khi bánh đã nguội lấy bánh ra khỏi khuôn, cắt thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn.
  • Làm nước mắm: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 6 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều cho tan đường, cho 10 gram ớt băm vào, thêm đồ chua là hoàn tất phần nước chấm.
  • Cho bánh đúc đã cắt ra đĩa, rải đều phần nhân lên bánh và thưởng thức cùng nước mắm.
bánh đúc miền Tây
Món bánh đúc miền Tây mềm ngon, hấp dẫn và thơm vị nước cốt dừa, lại có nước chấm chua ngọt cho món ăn thêm đậm đà.

4. Cách làm bánh đúc lá dứa thơm ngọt thanh mát

4.1. Nguyên liệu cho cách làm bánh đúc

  • Bột gạo: 100 gram
  • Bột năng: 100 gram
  • Nước lá dứa: 100ml
  • Nước cốt dừa: 100ml
  • Nước vôi trong: 400ml
  • Đường thốt nốt: 100 gram
  • Đường trắng: 100 gram
  • Mè trắng rang: 10 gram

4.2. Hướng dẫn thực hiện cách làm bánh đúc gân đẹp bắt mắt

– Pha nước vôi trong

  • Cho vào tô thủy tinh 1 lít nước, cho vào 1 muỗng cà phê nước vôi trong. Trộn đều, để lắng xuống lấy phần nước trong.
  • Cho vào tô thủy tinh 100 gram bột gạo, 100 gram bột năng, 100 gram đường và 400ml nước vôi trong. Trộn đều hỗn hợp rồi lọc qua rây.
  • Chia bột làm 2 phần, cho vào 350ml nước bột, cho 100ml nước lá dứa vào.
  • Phần nước bột còn lại, cho vào 100ml nước cốt dừa. Khuấy cùng lúc 2 nồi bột liên tục với lửa thật nhỏ.
  • Khuấy đến khi bột sánh lại, tắt bếp, tiếp tục khuấy đến khi bột mịn và kéo thành dải lụa.
  • Chuẩn khi khuôn tròn, thoa dầu xung quanh đáy và thành khuôn cho bột màu xanh vào, phết đều bột ra khuôn.
  • Kế đến cho vào lớp bột màu trắng, tán đều. Cứ tiếp tục một lớp xanh và một lớp trắng, dùng cây vét trộn đều hỗn hợp.
  • Cho bánh vào, hấp bánh với lửa lớn trong 40 phút. Sau khi bánh chín, để nguội, lấy bánh ra khuôn, dùng dao chặn cắt bánh thành miếng chữ nhật vừa ăn.

– Làm nước đường ăn bánh đúc gân

  • Cho vào nồi nhỏ 100 gram đường thốt nốt và 100ml nước. Nấu cho đến khi đường tan và hơi kẹo lại thì tắt bếp, để nguội.
  • Cho bánh ra đĩa, rưới nước cốt dừa, nước đường và rắc mè rang lên trên mặt là thưởng thức.
  • Bánh đúc ngon là bánh có độ dẻo, ăn vị béo ngậy cùng với đó là phần nước cốt dừa vừa ăn không nên quá ngọt, nước đường sóng sánh sẽ tạo cho thành phẩm thêm phần hấp dẫn hơn.
bánh đúc gân lá dứa
Học ngay cách làm bánh đúc gân lá dứa thơm ngon và đẹp mắt này các bạn nhé!

Lời kết

Từ nay trở đi đã có những công thức cách làm bánh đúc dễ dàng như Bếp đã hướng dẫn thì mỗi khi thèm bạn chỉ cần xắn tay vào bếp ít phút thôi là đã có thể thưởng thức ngay món ngon siêu hấp dẫn rồi nhé. Bếp chúc bạn và cả nhà ngon miệng nhé!

>>> Xem thêm: Cách làm bánh tôm chiên ngon thần sầu: 6 bí kíp ai ăn cũng ghiền

>>> Xem thêm: Bánh Đúc Mặn Nước Cốt Dừa Tôm Thịt Ngon Không Cưỡng Nổi

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.