Với các mẹ sau sinh mổ, thực đơn cần đảm bảo các tiêu chí an toàn, lợi sữa và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy mẹ nên ăn gì? Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo những yếu tố nào? Mẹ hãy tham khảo 10 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ dưới đây nhé.
Nguyên tắc ăn uống cho mẹ sau sinh mổ
– Với các mẹ sinh mổ, thời gian phục hồi lâu hơn và có nhiều nguy cơ gây gây nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy mẹ tránh đồ ăn có khả năng làm sưng, phù nề hoặc gây đau ở vết mổ, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
– Không nên quá kiêng khem sau sinh mổ. Không nên chỉ ăn cố định 1, 2 món với thực đơn nghèo nàn như cơm, chân giò hầm đu đủ, thịt kho nghệ hay canh rau ngót. Mẹ nên ăn thực đơn đa dạng để tận dụng tối đa các dưỡng chất trong thức ăn, vừa lợi sữa, vừa không gây béo, giúp ngon miệng hơn và tránh cảm giác ngán.
– Ăn đa dạng và cân bằng 4 nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không cần thiết ăn quá nhiều cơm vì có thể gây thừa cân. Thay vào đó mẹ nên tăng cường rau xanh, trái cây, khoai lang, khoai tây, yến mạch… Theo các nhà chuyên môn, mẹ cần đảm bảo 20 loại thực phẩm mỗi ngày từ cá nhóm thực phẩm trên để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu.
– Nên chú ý tận dụng các ăn các thực phẩm lợi sữa như khoai lang, thì là, rau má, quả sung, yến mạch, lạc chuối, gạo lứt rang…
– Các thực phẩm như cá chép, cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, rong biển, tảo biển… rất giàu DHA có lợi cho trí não của bé; Tôm, cua biển giàu canxi và protein tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Vì vậy mẹ không cần thiết kiêng khem, nên ăn xen kẽ các thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày để tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ chúng.
– Sau sinh mổ, đường tiêu hóa còn yếu, mẹ nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ dễ gây đầy hơi. Một số thực phẩm như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, đồ nếp… cũng nên kiêng vì chúng làm tăng quá trình tạo mủ viêm và dễ gây ra sẹo lồi.
– Mẹ cũng cần tránh các thực phẩm sống hoặc chưa chín hoàn toàn vì có thể chứa sán, vi khuẩn nguy hại. Hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê vì có thể làm em bé khó ngủ. Những loại gia vị có mùi nồng như tỏi, hành, cà ri… cũng không nên ăn vì có thể làm thay đổi mùi sữa khiến bé lười bú.
10 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Như vậy, mẹ sau sinh mổ cũng không cần thiết phải kiêng khem quá nhiều. Trừ một số ít nhóm thực phẩm không có lợi cho vết mổ cũng như ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và bé, thì mẹ nên ăn đang dạng thức ăn. Dựa trên các yếu tố trên, mẹ có thể tham khảo một số thực thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đến đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, để bé phát triển toàn diện và mẹ nhanh chóng hồi phục nhé.
- Thực đơn 1: Cơm trắng + canh rau ngót thịt băm + tôm rang + đỗ xanh luộc + Trứng hấp.
- Thực đơn 2: Cơm trắng + rau cải luộc + canh sườn nấu khoai tây, cà rốt , đậu bắp + ruốc heo + 1 miếng đu đủ chín.
- Thực đơn 3: Canh rau ngót nấu thịt sườn + Thịt bò xào + quả đậu luộc + cơm trắng + 1 quả táo.
- Thực đơn 4: Cơm trắng + quả đậu bắp luộc +canh mồng tơi nấu thịt + tim heo rim nước mắm + 1 quả trứng luộc + 1 quả lê.
- Thực đơn 5: Cơm trắng + canh củ cải nấu thịt + tôm rang + 1 quả trứng luộc, thịt heo luộc+ 1 đĩa rau luộc + 2 quả hồng xiêm
- Thực đơn 6: Su hào xào thịt + Trứng trộn mộc nhĩ nấm hương nhân trứng muối hấp + Canh sườn, khoai tây cà rốt, 1 quả na.
- Thực đơn 7: Trứng cuộn giò sống hấp rồi chiên sơ + Mướp giá xào cật + Canh rau ngót thịt nạc + 2 quả chuối,
Thực đơn 8: Cơm trắng + Giò lụa + Cá nục kho dứa + Đậu xào + Bí đao luộc
Thực đơn 9: Cơm trắng + Tôm rim + Thịt viên/hoặc chả cá xốt cà chua + Canh rau nấu tôm + Bí đao luộc + 5 quả táo xanh
Thực đơn 10: Cơm trắng + canh mồng tơi/hoặc rong biển nấu thịt + Thịt nạc kho + bí đỏ luộc
Lời kết
Trên đây là 10 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bồi dưỡng. Điều cơ bản nhất trong thực đơn đối với các mẹ vẫn là cân bằng các nhóm dưỡng chất. Chú ý ăn đa dạng, ăn các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho cả mẹ và bé. Hi vọng rằng với thực đơn như trên, mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để tận hưởng những ngày đầu làm mẹ thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.