Mứt dừa là một trong những loại mứt không thể thiếu được trong mỗi dịp tết. Có thể nói mứt dừa là một trong những loại mứt dễ làm ngay tại nhà. Tuy nhiên không ít người lại gặp phải tình trạng mứt dừa làm xong để chỉ mới một thời gian ngắn đã chảy nước. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm làm mứt dừa ngon vào dịp tết này.
Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết để làm mứt dừa
Để làm món mứt dừa ngay tại nhà bạn chỉ cần chuẩn bị hai nguyên liệu chính không thể thiếu đó là dừa non và đường trắng. Sử dụng rau củ quả để làm màu là một trong những bí quyết giúp mứt dừa làm ra vừa có màu sắc đẹp vừa an toàn cho sức khỏe gia đình, ngoài ra còn có thể bảo quản được lâu hơn nữa đấy.
Kinh nghiệm làm mứt dừa như thế nào là đúng cách?
Đầu tiên, bạn cần sơ chế dừa non mua về. Khi mua dừa về chú ý bên ngoài dừa non sẽ có lớp vỏ bọc màu nâu, phần này bạn cần loại bỏ trước khi làm mứt. Sau đó, thái phần dừa non này thật mỏng. Chú ý phần này mọi người thái mỏng nhưng không mỏng quá, để tránh trường hợp sợi mứt bị teo quá nhỏ khiến mứt dừa thành phẩm không còn đẹp mắt nữa. Ngoài ra, cũng có thể thái dày hơn tùy vào sở thích của gia đình bạn.
Vì dừa non khá nhiều dầu do đó bạn nên chần trước cùi dừa non khoảng từ 2-3 phút trong nồi nước sôi có pha một ít muối. Tiếp theo, vớt ra rổ để cho cùi dừa ráo nước.
Xác định tỷ lệ dừa phù hợp với loại đưa là một trong những kinh nghiệm làm mứt dừa rất quan trọng, nó quyết định món mứt dừa bạn làm có thành công không đấy. Nếu bạn chuẩn bị dừa non thì cần đong đường với tỷ lệ 0.5 kg đến 0.6kg cho 1 kg dừa non. Còn nếu trong trường hợp chọn dừa già để làm mứt bạn có thể giảm lại tỷ lệ đường. Lưu ý, dừa non cần tỷ lệ đường nhiều hơn dừa già.
Bước tiếp theo, hãy đổ lượng đường đã chuẩn bị vào phần dừa đã thái sợi. Thời gian ướp là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho sợi dừa có thể trắng trong hơn. Tùy vào thành phẩm bạn muốn mà có thể thay đổi thời gian ướp khác nhau.
4 tiếng là khoảng thời gian nhận thấy tối ưu cho cùi dừa được trong hơn. Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian thì bạn cũng có thể ướp cùi dừa từ 1 đến 2 tiếng thì vẫn cho ra thành phẩm nhưng không trong bằng ngâm 4 tiếng.
Tại sao cùi dừa non lại phải ngâm đường lâu hơn? Bởi vì trong cùi dừa non có chứa nước nhiều hơn cùi dừa già. Mục đích của bước này là giúp cho cùi dừa tiết ra nước nhiều hơn đến khi lúc bắt đầu sên mứt thì mứt dừa sẽ khô ráo hơn và sẽ bảo quản mứt được lâu hư hơn.
Vắt một ít chanh vào lúc ướp đường là một kinh nghiệm làm mứt dừa bạn không thể quên nếu muốn mứt dẻo hơn và không bị lại đường. Để cho mứt dừa trông đẹp mắt hơn bạn có thể tạo màu cho mứt bằng các màu từ rau củ tự nhiên. Ví dụ, nếu bạn muốn mứt dừa còn màu đỏ hồng thì bạn có thể lấy màu đỏ từ củ dền.
Bạn chỉ cần thái nhỏ củ dền ra, sau đó bạn tiến hành xay lấy nước cốt sau đó đun sôi, để nguội. Tiếp theo hãy đổ phần màu này vào phần dừa sau khi ướp xong. Có thể ướp từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ. Tương tự, các màu khác bạn có thể lấy từ các loại rau củ khác như cà rốt, lá cẩm tím, quả gấc,…
Ngoài ra, bạn cũng nên để lại một ít nước màu lúc ngâm với cùi dừa để lúc sên dừa màu sẽ được đậm hơn và đẹp hơn. Lưu ý, khi thêm nước màu cũng phải thêm đường nhé để tỷ lệ đường và nước được cân bằng nếu ít đường quá mứt của bạn sẽ không kết tinh được.
Cứ như vậy, bạn sên mứt giai đoạn đầu cứ 5 phút đảo một lần nhưng đến khi cảm thấy nặng tay thì tiến hành bật nhỏ lửa lại và đảo mứt liên tục. Lúc này mứt rất nhanh cháy nên bạn phải thật lưu ý bước này không là hỏng mứt ngay.
Thành phẩm thành công là lúc bạn thấy đường trắng kết tinh bên ngoài mứt dừa là được. Cuối cùng, đổ mứt ra khay và đặt trước quạt để mứt khô hơn và bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể cho vào lò để sấy khô hoặc có thể phơi nắng cũng được đấy.
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm làm mứt dừa mà Bếp muốn chia sẽ cho mọi người. Chúc các bạn làm thành công món mứt dừa để cùng gia đình đón tết và đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.