nhân sâm tươi

Sử dụng nhân sâm tươi và 7 tác dụng phụ bạn cần ghi nhớ

Nhân sâm tươi là loài dược thảo quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng sâm tươi các bạn cũng cần lưu ý những tác dụng phụ nữa nhé. Nhân sâm tuy là sản phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ khi sử dụng nhân sâm tươi là điều không phải người tiêu dùng nào cũng để ý đến. Bếp sẽ liệt kê một số tác dụng phụ khi dùng sâm tươi mà bạn cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Các tác dụng phụ khi dùng nhiều nhân sâm tươi

Thông thường trong tâm lý của mọi người cho rằng nhân sâm là vị “thần dược” chữa được bách bệnh trên đời. Vì lẽ đó mà nhiều người đã quá lạm dụng nó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như sau.

1. Gây mất ngủ, đau nhức đầu, chóng mặt

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi thường gặp nhất đó là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt. Những tác dụng phụ này mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng về lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến bạn nhanh bị suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vì vậy, lời khuyên là khi mới bắt đầu sử dụng sâm tươi, bạn chỉ nên dùng với một lượng nhỏ, sau đó mới tăng dần theo thời gian.

2. Tác dụng phụ của sâm tươi ảnh hưởng đến tiêu hóa 

Rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng sâm tươi thường gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc đầy bụng, khó tiêu. Đó là do hệ tiêu hóa của bạn chưa thích nghi được với các dưỡng chất của nhân sâm. Ngoài ra, sâm tươi lại có tính hàn nên dễ bị lạnh bụng, khiến người có sức khỏe yếu thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bụng.

đau bụng
Nhân sâm tươi có thể gây tác dụng phụ với đường tiêu hoá.

3. Làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp

Với những người có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao khi sử dụng nhân sâm tươi sẽ làm các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí dẫn đến nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, khó thở, tăng huyết áp đột ngột.

4. Nhân sâm tươi có thể làm hạ đường huyết

Quá lạm dụng nhân sâm tươi có thể khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm mạnh. Những bệnh nhân bị tiểu đường đang dùng thuốc nếu sử dụng nhân sâm không đúng cách có thể làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm.

5. Nhân sâm tươi có tác dụng phụ ảnh hưởng đến máu

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi có khả năng làm loãng máu, chống đông máu, làm tăng nguy cơ bị chảy máu, mất máu do máu khó đông. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và sau sinh, người bị viêm loét dạ dày, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc người bị mắc bệnh máu khó đông.

củ nhân sâm
Nhân sâm tươi cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến máu.

6. Đối với bệnh nhân bị tâm thần phân liệt 

Sử dụng nhân sâm tươi quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Đặc biệt khi sử dụng chung với thuốc an thần có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh tình của những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

7. Tác dụng phụ khác của nhân sâm tươi

Việc quá lạm dụng nhân sâm tươi trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, cơ thể bị phù, nhịp tim không ổn định, hay đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh, thị lực suy giảm, cơ thể mẩn ngứa, khô miệng…

tác dụng nhân sâm
Lạm dụng quá nhiều nhân sâm tươi chưa hẳn đã tốt cho sức khỏe.

II. Sử dụng nhân sâm tươi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Để loại bỏ được những tác dụng phụ tác dụng phụ khi dùng nhân sâm tươi, bạn cần lưu ý để sử dụng nhân sâm tươi đúng cách như sau:

1. Liều lượng sử dụng sâm tươi

Đối với người bình thường, liều lượng sử dụng nhân sâm tươi một cách hợp lý nhất đó là từ 1-3 gam/ngày.

2. Thời gian thích hợp dùng nhân sâm tươi

Bạn có thể sử dụng nhân sâm tươi vào buổi sáng, trưa hoặc chiều, nhưng tốt nhất vẫn nên sử dụng vào buổi sáng để giúp thanh lọc cơ thể. Tránh sử dụng nhân sâm tươi vào buổi tối bởi nó có thể gây mất ngủ, trằn trọc, khó chịu. Vào buổi trưa hoặc chiều, bạn nên sử dụng nhân sâm tươi trước bữa ăn từ 15-30 phút là tốt nhất.

gà hầm nhân sâm
Sử dụng nhân sâm vào buổi sáng là tốt nhất.

3. Sử dụng sâm tươi tùy vào đối tượng người dùng

Những người có tiền sử bị cao huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, người mắc bệnh máu khó đông, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đau bụng đi ngoài.

Đặc biệt, trẻ em dưới 13 tuổi và phụ nữ mang thai không nên sử dụng trực tiếp nhân sâm tươi. Còn lại các đối tượng khác đều có thể sử dụng, nhưng liều lượng cụ thể như thế nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Lời kết

Với nhân sâm tươi, các bạn hoàn toàn không nên sử dụng trực tiếp mà phải qua qua công đoạn chế biến kỹ lưỡng. Bạn có thể dùng nhân sâm tươi ngâm mật ong, nhân sâm tươi ngâm rượu, gà hầm nhân sâm, sắc lấy nước hoặc hãm trà uống đều là những phương pháp sử dụng nhân sâm tươi được các chuyên gia khuyên dùng.

Chính vì thế, nếu áp dụng đúng phương pháp sẽ có thể giúp phát huy được hết những tác dụng bổ dưỡng vốn có trong nhân sâm và làm hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Chúc các bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh cùng gia đình!

>>> Xem thêm: 12 lợi ích của quả óc chó mà bạn không thể ngờ tới

>>> Xem thêm: Cách Nấu Sâm Bổ Lượng Thạch Dừa – Thức Uống Bồi Bổ Sức Khoẻ Cho Cả Nhà

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.