Chén chè ngọt thanh với vị bùi của đậu, dai dai của nha đam, thêm chút đá mát lạnh ăn vào còn hơn cả sảng khoái. Xắn tay vào bếp chút xíu là có ngay một nồi chè tha hồ đãi cả nhà rồi.
Cho đậu xanh vào tô, đổ nước ấm 40 độ ngập đậu, ngâm 1 tiếng.
Cho phổ tai vào tô, đổ nước ấm 40 độ ngập phổ tai, ngâm 1 tiếng.
Nha đam bỏ gai, bào một bên vỏ, xắt miếng. Rửa nha đam với nhiều lần nước cho đến khi nước trong, không còn nhớt. Vớt nha đam ra rổ cho ráo nước, thêm ½ muỗng canh muối, ½ muỗng canh nước cốt chanh vào bóp nhẹ 1 phút. Rửa lại nha đam với nước.
Bắc nồi lên bếp, cho 2,2 lít nước lọc và đậu xanh đã ngâm vào nồi nấu sôi. Vớt bọt cho nước trong, nấu đến khi hạt đậu nở.
Cho nha đam đã làm sạch vào nồi, đảo đều và nấu trong 2-3 phút.
Phổ tai đã ngâm nở cắt khúc rồi cho vào nồi đảo đều. Cho tiếp đường phèn vào nồi, đảo đều nấu sôi từ 1-2 phút.
Cho ½ muỗng canh vani nước vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp. Múc chè ra chén và thưởng thức.
Video
Lưu ý
Mẹo bảo quản đậu xanh không bị mọt:
Làm khô đậu xanh như phơi nắng hoặc sấy khô. Phơi đậu xanh phải khô ráo, sạch và độ nóng có nhiệt độ trên 20 - 25 độ C. Khi nắng to thì để tránh nhiệt độ phơi quá cao thì nên phơi hạt nơi bóng mát giúp tránh hạt chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ. Để sấy đậu xanh thì chỉnh nhiệt độ không nên quá 70 độ C, để khoảng dưới 50 độ C là vừa.
Sau khi hạt khô thì tiến hành làm sạch hạt, loại bỏ các hạt sâu, mốc, hỏng, nứt vỡ nhiều và các tạp chất khác.
Sử dụng túi hoặc hộp đựng thực phẩm khô ráo và buộc, đóng thật chặt ngăn cách với không khí.
Đem hạt đã đóng kín đặt nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như là nơi ẩm ướt.
Mỗi lần sử dụng thì lấy ra và buộc, đóng lại như cũ.