Sữa đậu nành

Sữa đậu nành có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống đúng

Sữa đậu nành là loại sữa quen thuộc với mỗi gia đình người Việt. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, các loại axit amin, các vitamin A, E, B12,… có tác dụng ngăn ngừa loãng xưỡng, hỗ trợ giảm cholesterol, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Bên cạnh đó, đối với phái nữ, chất isoflavone có trong đậu nành giúp chị em ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại sữa này và biết hết những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành có thể gây hại hoặc ngộ độc cho cơ thể con người.

Uống sữa đậu nành chưa được nấu chín hoàn toàn.

Nghiên cứu cho thấy, trong hạt đậu nành sống có chứa chất saponin. Chất này làm cho đậu nành sủi bọt kể cả khi chưa sôi hẳn làm chúng ta tưởng lầm là sữa đã sôi. Nếu không được nấu chín hoàn toàn, chất này còn tồn tại trong sữa làm cơ thể nhiễm độc, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,.. Bên cạnh đó, chất chống trypsin có trong đậu nành sống cũng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi đun sữa đậu nành bạn nên mở nắp để các chất độc bốc hơi ra ngoài.

Không uống sữa đậu nành với thuốc

Khi uống thuốc kháng sinh erythromycin với sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hóa học, khiến chất dinh dưỡng trong sữa và tác dụng của thuốc bị phá hủy, gây ra tác dụng phụ, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành khi bụng đang đói

Nếu đang có thói quen này, bạn cần dừng ngay việc uống sữa đậu nành khi đang đói. Uống sữa đậu nành khi bụng trống rỗng làm cơ thể không thể hấp thu được protein thành nhiệt lượng, chất dinh dưỡng bị đào thải ngay ra khỏi cơ thể. Uống sữa đậu nành như vậy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Đựng sữa đậu nành bằng bình giữ nhiệt

Khoảng 3 – 4 tiếng sau khi đựng trong bình giữ nhiệt, sữa đậu nành gặp nhiệt độ thích hợp làm vi khuẩn sinh sôi, chất lượng sữa bị giảm.

Pha sữa đậu nành bằng đường nâu

Trong đường nâu có chứa các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic,.. kết hợp với protein và canxi có trong sữa đậu nành sẽ làm canxi biến chất, làm sữa không còn chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Không kết hợp trứng với sữa đậu nành

Một số người nghĩ rằng bữa sáng với trứng gà và sữa đậu nành là đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Lòng trắng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành thành chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong ngày

Với người trưởng thành chỉ nên uống 500ml/ngày. Uống nhiều sữa đậu nành có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài do cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa. Trong một số trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn hô hấp, nhức đầu. Khi có những triệu chứng trên cần đến ngay bác sĩ để được khám bệnh và điều trị kịp thời.

Hi vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về sữa đậu nành và tránh kết hợp sữa đậu nành với thứ khác có thể gây hại cho sức khỏe. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và ăn uống an toàn.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.