Mẹo xử lý khi bị bỏng cay do ớt

Ăn ớt quá cay hoặc bỏng ớt ở tay, mắt là tình trạng thường gặp trong quá trình chế biến món ăn có liên quan đến ớt. Bỏ túi ngay các mẹo xử lý khi bị bỏng ớt dưới đây để bạn không lâm vào tình thế khó chịu lâu dài hoặc thậm chí nguy hiểm nhé.

Trong ớt có chất capsaicin. Đây chính là thành phần giúp làm tăng vị cay cho món ăn. Tuy nhiên nếu lỡ quá tay cho vị cay quá nhiều, khi ăn sẽ có cảm giác bỏng rát vô cùng khó chịu. Trong quá trình chế biến, nếu vô tình bạn để ớt rây lên các phần da mỏng hoặc niêm mạc, có thể gây bỏng nghiêm trọng ở tay hay miệng, mắt…

Trong hầu hết các trường hợp, bỏng do ớt không quá nghiêm trọng nhưng sẽ gây cảm giác nóng rát mạnh, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Việc xử lý sớm sẽ nhanh chóng chấm dứt cảm giác đau đớn, và hạn chế tối đa các biến chứng như viêm da hay sạm da sau khi bỏng.

Mẹo xử lý bỏng cay ở tay

Da tay vốn khá dày nên tình trạng bỏng cay khá ít gặp. Tuy nhiên khi bạn sử dụng một lượng ớt lớn mà bạn vô ý để bị chà xát lên tay quá nhiều thì cũng có thể gây bỏng cay ở tay. Hầu hết mọi người khi gặp trường hợp này sẽ dùng nước làm dịu cảm giác nóng rát nhưng cách này không thực sự hiệu quả. Khi bạn bỏ tay ra khỏi nước tình trạng đau rát sẽ quay lại. Vì vậy, bạn hãy áp dụng những cách khác hiệu quả hơn như sau:

– Dùng nước rửa bát: Hãy làm ướt tay sau đó cho nước rửa bát vào rửa như cách bạn rửa tay hay rửa cơ thể bình thường sau đó dội lại bằng nước lạnh. Nước rửa bát sẽ rửa trôi chất capsaicin, giúp làm dịu cơn đau rát

– Dùng cồn: Cồn cũng là cách khiến chất capsaicin bị hòa tan từ đó làm dịu cảm giác nóng rát. 

– Dùng sữa: Bạn có thể rót một bát sữa tươi, sau đó ngâm vùng da bị bỏng vào đó, để vài phút rồi rửa sạch lại với nước.

– Thoa vaseline. Kem vaseline với đặc tính dịu mát khi thoa lên vùng da bị bỏng cay sẽ nhanh chóng làm dịu cảm giác bỏng rát.

Mẹo xử lý bỏng ớt ở miệng

Theo phản xạ tự nhiên, khi bị bỏng cay ở miệng, chúng ta sẽ nhanh chóng uống một cốc nước với hy vọng nhanh chóng là dịu cơn nóng rát. Tuy nhiên, cách này sẽ phản tác dụng vì nước còn làm lan chất capsaicin trong miệng và gây bỏng nặng hơn. Do đó sau khi uống nước và nuốt xong, cảm giác bỏng rát sẽ quay trở lại và nặng nề thêm. Do đó, bạn cần làm theo cách như sau: 

– Uống sữa: Thay vì uống nước, bạn hãy uống sữa. Chất béo trong sữa có khả năng hòa tan capsaicin. Bên cạnh đó protein casein có trong sữa cũng hút capsaicin, khiến cho phân tử này bị trôi ra khỏi bề mặt lưỡi. Kết quả, làm nhanh chóng làm dịu cảm giác đau rát.

– Ngậm dầu dừa, dầu olive hoặc dầu thực vật: Các loại dầu này đều có khả năng làm trung hòa capsaicin, giúp phân huỷ nhiệt, nhờ đó giảm cảm giác nóng rát.

– Uống nước chanh: Lưu ý là nước chanh không ngọt và tránh bỏ thêm đá. Axit trong nước chanh sẽ phản ứng với các chất capsaicin, từ đó phân hủy nhiệt làm cho vị cay giảm nhanh chóng

– Ăn một số loại rau củ tươi mát như dưa chuột, xà lách… cũng giúp trị bỏng ớt trong miệng hiệu quả hơn.

Mẹo xử lý bỏng cay ở mắt

Mắt là vị trí nhạy cảm và bỏng cay ở mắt có thể gây nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Trong trường hợp này, bạn làm như sau: 

Thoa sữa lên mắt: Hãy dùng một miếng bông tẩy trang nhúng vào sữa và chườm lên vùng mắt bị bỏng. Hoặc đơn giản và nhanh chóng hơn, bạn rót sữa ra một chiếc bát và lấy rửa mặt, tập trung ở vùng mắt. Cũng với cơ chế như ở tất cả các vị trí nêu trên, đắp sữa lên mắt sẽ giúp nhanh chóng làm dịu cảm giác bỏng rát.

Lưu ý là trước khi làm điều này, hãy rửa thật sạch tay với nước rửa bát để đảm bảo không bôi tiếp ớt lên mắt bạn.

Lời kết

Trên đây là những mẹo xử lý bỏng cay do ớt. Bỏng cay là hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải trong quá trình nội trợ. Vì vậy hãy bỏ túi ngay các mẹo nhỏ này để luôn chủ động mỗi khi bị bỏng do ớt ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhé.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.