Mẹo bảo quản đũa gỗ không bị ẩm mốc

Đũa gỗ luôn đưa ưa chuộng vì hình thức đẹp, sang trọng, dễ gắp thức ăn, tuy nhiên nhược điểm của chúng là rất dễ bị ẩm mốc. Sử dụng đũa mốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn cự tuyệt với đũa gỗ. Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản đũa gỗ lâu ngày không bị ẩm mốc, hãy cùng bỏ túi và áp dụng ngay nhé.

Xử lý kỹ đũa trước khi sử dụng

Thường thi khi mua đũa về, bạn sẽ rửa qua và mang ra sử dụng ngay. Tuy nhiên, hãy thực hiện thêm một bước nữa trước khi dùng để đũa của bạn bền hơn và không dễ bị ẩm mốc.

Cách thực hiện như sau: Đun một nồi nước sôi và pha thêm một thìa muối. Sau đó bạn cho tất cả đũa vào đó ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Hết thời gian đó, bạn lấy đũa ra, sửa sạch lại rồi phơi thật khô trước khi đem ra sử dụng. Trong gỗ thường ẩn chứa các loại vị khuẩn, mầm mống nấm mốc, chỉ cần có điều kiện là chúng sẽ sinh sôi nảy nở. Vì vậy cách xử lý này giúp bạn loại bỏ sạch mầm mống của chúng, giúp đũa lâu bền hơn và hạn chế tối đa tình trạng bị nấm mốc. 

Không ngâm đũa quá lâu trước khi rửa

Không ít bà nội trợ sau khi dùng bữa xong thường bỏ bát đũa vào bồn ngâm hoặc để đó cho đến lúc chuẩn bị cho bữa ăn ngày hôm sau mới đi rửa. Tuy nhiên bạn không biết rằng đũa sau khi ăn xong và ngâm trong nước hòa lẫn thức ăn và nhiều tạp chất khác có rất nhiều vi khuẩn và môi trường này cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. 

Điều này sẽ khiến đũa nhanh bị mục hoặc thường xuyên bị ẩm ướt, nấm mốc. Vì vậy, để đũa luôn trong tình trạng tốt nhất, hãy rửa ngay bát đũa sau khi ăn và dứt khoát không ngâm chúng quá lâu nhé.

Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong

Đầu đũa thường là nơi khó làm sạch nhất. Tuy nhiên nếu bạn không cố gắng kỳ cọ cũng cẩn thận bằng nước rửa chén đây sẽ là mầm mống của những ổ vi khuẩn. Chúng sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh dẫn đến tình trạng ẩm mốc hoành hành. nếu bạn cảm thấy dầu mỡ hoặc thức ăn khó làm sạch, hãy cho chúng vào nước đun sôi để dễ rửa và loại sạch vi khuẩn nhé.

Phơi đũa sau khi rửa 

Sau khi rửa đũa, bạn không nên cho vào giỏ đựng đũa ngay, bởi khi bạn dựng cả nắm đũa trong tình trạng còn ướt chúng sẽ rất lâu khô. Hơn nữa nước từ những chiếc đũa gọt xuống đáy giỏ còn gây tình trạng đọng nước, góp phần khiến khu vực này luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc nảy sinh.

Vì vậy tốt nhất sau khi rửa, bạn nên lau đũa thật khô, hoặc tốt nhất phơi đũa khô dưới ánh nắng mặt trời trước khi cất giữa trên chạn bát nhé.

Vệ sinh giỏ đựng đũa thường xuyên

Một trong những “ổ” vi khuẩn, nấm mốc chí là giỏ đựng đũa. Với đặc trưng là phải chứa đựng dụng cụ thường xuyên ẩm ướt như đũa, thìa… nên chúng là nơi thường bị ẩm ướt, cũng là nơi dễ đọng bụi bẩn, rêu mốc hoặc bị gỉ sét (nếu là dụng cụ kim loại). Vi khuẩn, nấm mốc cũng dễ dàng di chuyển từ nơi cư trú này sang đũa của bạn. Vì vậy hãy chắc chắn dụng cụ này cũng cần thường xuyên được làm sạch nhé.

Chạn bát và giỏ đựng đũa nên để nơi khô thoáng

Một nơi để bát đũa lý thưởng là không gian thoáng, nhiều gió hoặc nắng để khu vực này không phải là nơi “tích trữ” độ ẩm nhiều hàng đầu trong ngôi nhà bạn. Có như vậy, không chỉ đũa và cả chén bát ăn cơm cũng luôn khô ráo, sạch sẽ.

Lời kết

Trên đây là những mẹo bảo quản đũa gỗ không bị ẩm mốc. Bây giờ thì bạn đã biết làm cách nào để kéo dài tuổi thọ của những chiếc đũa và ngăn ngừa nấm mốc từ chúng rồi chứ? Hãy áp dụng ngay để đũa luôn sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe cả gia đình nhé.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.