Mẻ là gì? Tác dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng gia vị này an toàn

Trâu nhúng mẻ, bò nhúng mẻ, cá bóp nấu mẻ…đều là những món ăn hấp dẫn. Đặc biệt vào những thời tiết se lạnh hay dịp Tết, mọi người muốn tìm những món lạ miệng. Vậy mẻ là gì? Có hương vị, lợi ích với sức khỏe ra sao và được làm từ những nguyên liệu gì? Cùng Bếp tìm hiểu để có cách sử dụng hợp lý và có lợi cho cơ thể nhé.

Mẻ là gì?

Mẻ hay còn được gọi là cơm mẻ là một gia vị truyền thống và tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của người Việt. Người miền Bắc đặc biệt yêu thích vị chua thanh cùng mùi thơm đặc trưng của gia vị này. Một số địa phương ở miền Nam cũng sử dụng cơm mẻ tạo nên nhiều món độc đáo. Như các món lẩu thịt trâu, bò, hải sản, om, canh chua, canh chua hay ốc nấu đậu phụ chuối xanh…

Mẻ là gia vị tạo nên hương vị riêng biệt cho món ăn

Lợi ích của mẻ với sức khỏe

Không chỉ được dùng tạo thêm hương vị hấp dẫn cho nhiều món ăn ngon và đặc trưng cho ẩm thực nước ta. Trong cơm mẻ còn chứa axit lactic, chất đạm và các nhóm vitamin. Từ đó tăng tiết dịch vị và kích thích ngon miệng cũng như bổ sung một số chất dinh dưỡng có lợi cho cơ quan tiêu hóa. Do đó, sử dụng các món ngon có dùng mẻ đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ.

Món trâu nhúng mẻ không chỉ ngon mà rất bổ dưỡng

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng mẻ

Dù mang đến tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nhưng bạn cần dùng với liều lượng thích hợp. Đặc biệt không sử dụng mẻ đã bị ẩm mốc để chế biến món ăn cho gia đình. Khi ăn quá nhiều mẻ, cơ thể sẽ dư lượng axit lactic dễ gây đau bụng và tiêu chảy. Với những người có tiền sử đau hay viêm loát dạ dày tuyệt đối không nên ăn món có mẻ.

Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ mẻ có bị mốc với màu vàng hoặc xanh cùng mùi khó chịu. Và không có vị chua tự nhiên do nấm mốc xuất hiện trước khi làm mẻ. Khi hũ mẻ đã xuất hiện các dấu hiện trên, tuyệt đối không cho vào món ăn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả nhà và không ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Tuyệt đối không dùng mẻ có dấu hiệu mùi lạ, không có vị chua và màu vàng xanh

Cách nuôi mẻ đúng cách và bảo quản được lâu

Mẻ rất được ưa chuộng bởi vị chua thanh lại kích thích vị giác, nhất là ở miền Bắc nước ta. Nhưng nếu bạn không yên tâm về chất lượng mẻ có thể tự làm để sử dụng ngay tại nhà. Cách làm rất đơn giản nhưng phải đảm bảo các dụng cụ sạch sẽ để tránh nấm mốc. Ở lần đầu tiên, bạn chưa có mẻ cái có thể tự làm và dùng gần hết thì để lại phần mẻ dư để làm tiếp tục.

Nguyên liệu:

  • 500 gram gạo tẻ
  • 2 lít nước

Các bước thực hiện:

  • Gạo vo và cho nhiều nước vào nấu cơm như bình thường nhưng phải nấu nhão để làm mẻ.
  • Nước vo gạo đun sôi, để thật nguội và cho vào hũ thủy tinh đã rửa sạch sẽ. Đậy nắp lại thật kín không để không khí vào hũ.
  • Cơm chín cho ra chén và để nguội hoàn toàn. Cho vào hũ nước vo gạo sao cho nước ngập mặt cơm.
  • Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, sau 2 tuần cơm lên men có vị chua đặc trưng.
  • Các lần tiếp theo, khi thấy hũ mẻ gần hết, bạn cho cơm nguội vào hũ chứa mẻ cái. Với tỷ lệ 1:1 là được hũ mới dùng để nấu các món thịt trâu, thịt bò hay canh chua…
Mẻ thành phẩm sẽ đạt độ chua, vị thanh và màu trắng phau

Lưu ý cơm nguội không bị mốc và dụng cụ đựng mẻ phải được trụng qua nước sôi. Sau đó lau thật khô trước khi thực hiện làm mẻ. Khi mẻ đạt độ chua nhất định, mỗi lần sử dụng bạn phải dùng muỗng khô và sạch cho ra chén. Cho nước vào quậy, lọc qua rây và lấy nước để chế biến món ăn.

Lời kết

Mẻ giúp món ăn thêm hấp dẫn và tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực thôn quê. Nhưng lại khiến ai cũng “mê” bởi hương vị chua thanh khác hẳn các gia vị khác. Hi vọng qua bài chia sẽ, mọi người đã có thêm kiến thức về mẻ. Và sử dụng đúng cách để mang đến những món ngon lại tốt cho sức khỏe.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.