Ăn mì đúng cách

Lợi ích và tác hại của mì tôm, cách ăn mì

Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của không ít người trong xã hội hiện đại. Bởi sự nhanh gọn và thuận tiện của món ăn này trong cuộc sống hằng ngày với bao bộn bề. Tuy rất tiện lợi và ngon miệng nhưng thức ăn này lại mang đến nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng.

Lợi ích của mì tôm

Mì tôm do một người Nhật phát minh ra và nhanh chóng trở thành cơn sốt khắp thế giới. Từ đó các công ty thực phẩm tạo ra những loại mì đặc trưng cho từng quốc gia khác nhau. Và nó chưa bao giờ giảm độ hot bởi vừa rẻ vừa tiện lại có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chỉ với vài phút ngắn ngủi, bạn có thể tạo ra tô mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Cùng với hương vị vô cùng hấp dẫn mà bất cứ lứa tuổi nào cũng không thể cưỡng lại.

Đó còn là loại thực phẩm được rất nhiều nhà hảo tâm,các mạnh thường quân trao cho người dân gặp khó khăn. Dễ dàng bắt gặp hình ảnh đồng bào miền Trung nhận được rất nhiều thùng mì tôm khi lũ đến. Bởi sự tiện lợi, nhỏ gọn và vận chuyển lại đơn giản hơn so với các loại nhu yếu phẩm khác.

Theo thống kê, vào mùa mưa bão thì lượng tiêu thụ mì tôm ở nước ta lại tăng đột biến. Khi nước lũ dâng cao, cuốn trôi hết tất cả mọi thứ thì một gói mì tôm có thể cứu đói nhanh nhất. Nếu không có nước nấu chín, người dân vẫn có thể ăn mì sống để qua lúc khó khăn.

Cứu trợ bằng mì tôm

Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Và những lúc như vậy, những gói mì tôm như những cứu tinh của những ai đang mắc kẹt trong vùng lụt. Tuy nhiên, đó chỉ là thực phẩm tạm thời bởi món ăn này tiềm tàng nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tác hại của mì tôm

Mì tôm chứa hàm lượng carbonhydrate và chất béo rất cao, trong khi các chất có lợi lại thấp. Trong khi cơ thể con người cần cung cấp đủ 6 chất để khỏe mạnh và duy trì các hoạt động hằng ngày. Nếu sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó gây nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch hay cao huyết áp vô cùng nguy hiểm.

Nạp quá nhiều chất phụ gia, hương liệu, chất bảo quản có trong mì tôm sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa nhất. Bộ phận này phải tăng cường làm việc để tiêu hóa những sợi mì chiên qua dầu. Lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng, đầy hơi, khó tiêu và nhiều tác hại nghiêm trọng khác.

Lượng muối trong mì và ở gói gia vị rất cao khi ăn sẽ rất có hại cho thận. Ngoài ra, chất chống oxy hóa giúp mì giữ được mùi vị và lâu hỏng. Tuy nhiên, chất này liên tục được thêm vào cơ thể Là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách ăn mì tôm đúng cách

Không thể phủ nhận những lợi ích mì tôm đem lại với cuộc sống hiện đại. Nhưng để tận dụng hết những giá trị của món ăn hấp dẫn này, bạn có thể chế biến lại. Mì được chiên qua dầu trước khi đóng gói nên việc trụng qua nước sôi sẽ giúp loại bỏ được chất béo. Không nên sử dụng gói gia vị bởi chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Để tăng thành phần dinh dưỡng trong mì, bạn nên kết hợp cùng các loại rau xanh và thịt, cá, tôm… Cần kiểm tra hạn sử dụng, bao bì trước khi dùng để tránh dùng hàng hêt hạn hoặc kém chất lượng. Sau khi ăn bạn nên bổ sung nhiều nước, trái cây để cơ thể giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó, hạn chế các hiện tượng sinh nhiệt, nổi mụn hay béo bụng.

Lời kết

Mì tôm có nhiều tác hại với sức khỏe nhưng nếu lỡ yêu thích món ăn tiện lợi này. Bạn có thể “biến tấu” thêm rau thịt và thi thoảng dùng một vài lần thì không quá lo lắng. Hãy là người tiêu dùng thông minh lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe bản thân và gia đình nhé!

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.