Gừng nên gọt hay để nguyên vỏ tốt hơn?

Gừng là một loại gia vị được dùng làm tăng hương vị cho nhiều món ăn. Nó cũng được sử dụng trong đông y để chữa nhiều căn bệnh phổ biến như đau bụng, buồn nôn, nhiễm trùng và các bệnh đường hô hấp… Tuy nhiên, việc sử dụng gừng như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe thì còn nhiều người băn khoăn. Dưới đây là giải đáp gừng nên gọt hay để nguyên vỏ tốt hơn và nhiều thắc mắc khác về sử dụng gừng trong nấu ăn bạn cần biết.

Gừng nên gọt vỏ hay bỏ vỏ?

Theo Đông y, vỏ gừng đắng, tính hàn, không độc, giúp tăng khí, chữa bệnh. Nhiều người quan niệm việc gọt vỏ sẽ làm phí hoài đi một bộ phận chứa nhiều tác dụng của gừng. Thực tế thì sao? Vỏ gừng có thể bỏ hoặc không. Bạn có thể giữ lại hay gọt bỏ vỏ gừng tùy hoàn cảnh. 

Thông thường thì bạn nên rửa sạch, giữ và ăn luôn vỏ gừng, bởi vì vỏ gừng tính hàn, còn thịt gừng lại tính ấm. Sử dụng cả vỏ không chỉ duy trì sự cân bằng dược tính của gừng mà còn có thể ngăn chặn nhiệt. Đối với những người có sức khỏe bình thường, ăn như vậy là tốt nhất. Đó là chưa kể vỏ gừng còn giúp gừng có vị thơm nồng đặc trưng hơn.

Vỏ gừng còn có tác dụng lợi tiểu, vì vậy những người bị phù nề, ít đi tiểu khi ăn thì không nên bỏ vỏ gừng. Còn nếu bạn bị táo bón, hôi miệng hay các bệnh do nhiệt… thì tốt nhân nên sử dụng riêng vỏ gừng.

Tuy nhiên, khi cơ thể bạn bị các bệnh liên quan đến hàn, như cảm lạnh do phong hàn, thì nên gọt vỏ sẽ tốt hơn. Ngoài ra, khi bạn sử dụng gừng để ăn kèm với nhiều loại thức ăn có tính hàn rồi thì cũng nên bỏ vỏ.

Một số lưu ý khác khi sử dụng gừng

Không dùng gừng bị héo, nẫu

Thường bạn sẽ mua nhiều gừng và sử dụng dần. Tuy nhiên lời khuyên là không nên tiết kiệm hoặc ngại đi mua mà sử dụng gừng đã héo, ủng, nẫu để chế biến thức ăn, tuy rằng lúc này vị cay và thơm vẫn còn. 

Bởi vì loại gừng kém chất lượng này sẽ sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn vào, chúng sẽ ngăn chặn khả năng hấp thu, khiến dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng. Thậm chí chúng còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

– Nên ăn gừng vào buổi sáng

Nên sử dụng nước hoặc ăn món ăn có chứa gừng vào buổi sáng. Lúc này cơ thể chúng ta nạp năng lượng, khí trong dạ dày nhiều. Gừng sẽ giúp dương khí bốc lên và thải lượng khí độc ra ngoài. Ngược lại, vào buổi tối, âm khí trong cơ thể nhiều hơn nên nếu ăn gừng sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho cơ thể.

– Không được ăn gừng khi sốt cao

Gừng có tính nhiệt cao nên càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên, có thể  gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết. 

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn gừng

Gừng là nguyên liệu thân thiết với phụ nữ mang thai, vì giúp giải quyết tình trạng sức khỏe, trị một số bệnh mà không cần dùng đến thuốc. Ngoài ra chúng còn giải quyết hiệu quả các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn. Tuy nhiên trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

– Không dùng quá nhiều gừng trong thời gian dài

Mặc dù gừng là một loại gia vị rất tốt và quen thuộc, tuy nhiên bạn không nên ăn hay uống gừng trong một thời gian dài. Vì gừng có tính nhiệt nên dễ khiến cơ thể bị nhiệt, táo bón.

Đặc biệt khi nhiễm các bệnh như viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…ăn gừng nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.

Lời kết

Trên đây là giải đáp gừng nên gọt hay để nguyên vỏ tốt hơn và các lưu ý quan trọng khi dùng gừng trong ăn uống. Bạn hãy ghi nhớ kỹ để sử dụng gừng đúng cách và khoa học nhé.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.