Cách làm sạch thớt gỗ siêu hiệu quả, vừa khử mùi vừa chống ẩm mốc tối đa

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc thớt bằng gỗ sẽ bị bốc mùi, dễ bị mốc, ảnh hưởng đến việc sơ chế thức ăn và cả sức khỏe của cả gia đình. Cách làm sạch thớt gỗ siêu nhanh dưới đây không chỉ khử sạch mùi, mà còn giúp chống ẩm mốc hiệu quả, bạn cùng tìm hiểu nhé.

Thớt là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu để chế biến thức ăn hàng ngày. Do thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, nước, thớt dần bị ám mùi hôi tanh và vi khuẩn trú ngụ, rất khó khử. Bạn có biết trên bề mặt thớt có chứa nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần (theo nghiên cứu của Global Hygiene Council). Khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ, các vi khuẩn này sinh sôi rất nhanh và khó loại bỏ. Đối với thớt gỗ cũ, nhiều rãnh sâu thì càng khó loại bỏ hơn. Trong đó, vi khuẩn E.coli, salmonella và campylobacter, vốn là các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột, rất dễ lây lan từ thớt sang thức ăn và gây ra nhiều bệnh.

Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, thớt sẽ bị ẩm từ bên trong, rất dễ bị mốc.  Nấm mốc rất khó làm sạch, và ngay cả khi nấu với nhiệt độ cao cũng không thể phá hủy được chúng. Khi vào cơ thể, chúng trở thành yếu tố nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy chú ý làm vệ sinh thớt thật sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, đặc biệt với những chiếc thớt đã bị ẩm mốc hoặc có mùi hôi. Rửa những chiếc thớt này không thể sạch hoàn toàn nếu dùng cách thông thường. Vì vậy, hãy áp dụng những bước làm sạch dưới đây.

Bước 1: Rửa sạch bề mặt thớt để bớt bẩn bề mặt và làm ướt thớt. Sau đó bạn dùng 2 thìa dấm trắng lên 2 mặt thớt và thoa đều. Dấm trắng có tính axit, có khả năng tẩy mạnh, vừa diệt khuẩn, vừa làm sạch và khử mùi rất hiệu quả. Ngoài ra chúng cũng giúp làm mềm bề mặt thớt.

Bước 2: Giữ nguyên lớp giấm, tiếp tục rắc một chút muối lên thớt sau đó tiếp tục dùng tay thoa đều lên tất cả bề mặt thớt. Muối có tính sát khuẩn, vì vậy sẽ loại bỏ vi khuẩn bám trên thớt, cùng còn ngấm vào tận các khe nhỏ li li của thớt giúp diệt khuẩn sâu hơn. 

Bước 3: Để thớt nghỉ trong 5 phút để tác dụng diệt khuẩn,làm sạch và làm mềm bề mặt thế của muối và giấm phát huy hiệu quả. 

Bước 4: Sau 5 phút, bạn bóp một ít kem đánh răng lên thớt, sử dụng bàn chải chà đi chà lại. Lúc này khi quan sát, bạn sẽ thấy lớp lớp những chất mùn màu đen bong ra. Đó chính là những chất bẩn, cặn bã bám trên thớt lâu ngày. 

Bước 5: Sau khi cọ, rửa lại thớt dưới vòi nước. Lúc này khi quan sát thớt bạn sẽ cảm giác chính mình nhẹ bẫng bởi bề mặt thớt sạch bong, không một chút gợn bẩn và không còn mùi hôi.

Bước 6: Dù đã làm sạch thớt, nhưng đó chưa phải là bước cuối cùng. Tiếp theo, bạn các bạn cần thoa một lớp dầu ăn lên hai mặt thớt, phết mỏng và thật đều., nhớ quét cả trên 4 cạnh của thớt. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc thớt lại. Để trong vòng 6 tiếng để chống mốc thớt. Dầu ăn nhẹ hơn nước, bao phủ trên toàn bề mặt thớt, giúp cách biệt với không khí vì vậy có thể chống mốc cho thớt.

Lưu ý khi sử dụng thớt

– Sau khi sử dụng nên rửa ngay. Tuyệt đối không ngâm thớt gỗ trong nước. Điều này làm thớt ngấm nước, vừa dễ bị nứt, vừa dễ bị nấm mốc

– Sau khi sử dụng thớt để thái cá hoặc thịt, nên tiếng hành khử trùng bằng cách dùng dung dịch oxy già 3% xịt lên trên bền mặt thớt, hoặc dùng muối và chanh hay muối và giấm chà bề mặt thớt, nhằm tẩy sạch những vi khuẩn nguy hiểm mà các loại thịt động vật thường có. 

– Luôn lau khô thớt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Để thớt ở nơi khô ráo tránh ẩm thấp vì thớt gỗ rất dễ bị mốc.

Lời kết

Trên đây là cách làm sạch thớt nhanh và hiệu quả. Thớt vốn là đồ dùng nhà bếp thường dùng, lại trực tiếp tiếp xúc với thức ăn. Vì vậy bạn cần chú ý khâu vệ sinh thớt để đảm bảo thức ăn luôn sạch và ngon từ khâu sơ chế đến thành phẩm.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.