Bột ngọt có thật sự an toàn?

  • Đã hơn 100 năm kể từ ngày bột ngọt ra đời và xuất hiện, nó đã trở thành một trong những gia vị phổ biến trong ẩm thực phương Đông như: Việt Nam,Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,…
  • Nhưng mấy ai tìm hiểu thật sự về nguồn gốc, công dụng của gia vị phổ biến bậc nhất này. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về bột ngọt nhé.

1.Nguồn gốc của bột ngọt

  • Bột ngọt ( mì chính) được tổng hợp từ muối natri và acid glutamic tạo thành mononatri glutamat. Có công thức phân tử là C5H8NNaO4 . Trong tự nhiên muối glutamat được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm giàu protein : thịt, cá, sữa, trứng,… Muối này tạo vị “unami” (ngọt thịt) trong các món ăn.
  • Xuất hiện đầu tiên 1909 tại Nhật Bản với tên gọi là Aji-no-moto trong tiếng Nhật có nghĩa là “ tinh chất của vị” , từ ấy đến nay bột ngọt đã trở nên rất phổ biến trên thế giới.
  • Trên thế giới bột ngọt vốn được xem như là một phụ gia thực phẩm tương đối an toàn, theo TCVN bột ngọt có kí hiệu là E621 được sử dụng hầu hết trong các món ăn chế biến hằng ngày.
  • Tuy nhiên hiện nay đã nổ ra rất nhiều tranh cãi về độ an toàn cũng như mức độ lạm dụng bột ngọt trong chế biến món ăn, gây đánh lừa cảm giác của người dùng vị ngọt của thức ăn được nấu từ thịt và thức ăn được tạo vị ngọt từ bột ngọt .
Bột ngọt dạng tinh thể được sử dụng như một gia vị vô cùng phổ biến ( nguồn internet)

2. Bột ngọt có an toàn không?

  • Muối glutamat trong tự nhiên hoàn toàn vô hại cho cơ thể, tuy nhiên glutamat được tổng hợp và chế biến thức ăn đã gây không ít ý kiến trái chiều.
  • Từ đó không ít công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bắt đầu diễn ra chỉ để chứng minh “ bột ngọt có độc hay không ? “ Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ FDA khẳng định bột ngọt hoàn toàn không gây hại, an toàn cho người sử dụng.
  • Tuy nhiên từ đầu thế kỉ 20, người ta bắt đầu ghi nhận nhiều trường hợp có tác dụng phụ cũng như xuất hiện dị ứng với bột ngọt. Nếu thức ăn bị sử dụng quá nhiều bột ngọt , cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn ngứa, đau đầu nhất là đau vai gáy. Một số trường hợp nhạy cảm còn xuất hiện tình trạng buồn nôn và tức ngực.
Dị ứng bột ngọt ( nguồn internet)
Những loại thực phẩm tạo ra vị ngọt thay thế được bột ngọt ( nguồn internet)

Việc sử dụng bột ngọt có hại hay không vẫn còn là chủ đề phải đem ra bàn luận rất nhiều năm nữa, khi vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm đang được xã hội hết sức quan tâm. Bột ngọt hầu như đã thành thói quen trong các bà nội trợ. Rất khó để thay đổi , nhưng với niềm tin rằng bột ngọt hoàn toàn có thể thay thế. Và việc mang lại một bữa ăn an toàn cho những người thân yêu sẽ là điều vô cùng tuyệt vời. Sau khi đọc được bài viết hãy tự tin nấu ăn mà việc sử dụng bột ngọt được hạn chế đến mức tối đa. Hãy cảm nhận vị ngọt tự nhiên của thực phẩm bạn sẽ thấy thú vị hơn rất nhiều nhé.

Chuẩn bị bữa ăn an toàn và đầy đủ dinh dưỡng cho những người thân yêu là điều vô cùng hạnh phúc ( nguồn internet)

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.