Bí quyết làm nước lẩu ngon

Nước lẩu là linh hồn của một nồi lẩu bất kể đó là lẩu gà, hải sản, sườn, bò… vì vậy khi có ý định làm món lẩu bạn cần phải nắm được bí quyết để tạo nên nồi nước lẩu ngon chuẩn vị. Bây giờ, hay bỏ túi ngay bí quyết làm nước lẩu ngon để sẵn sàng trổ tài cho gia đình và bạn bè mỗi dịp gặp mặt nhé.

Nguyên tắc chung cần nhớ khi nấu nước lẩu

– Nguyên liệu nấu nước lẩu cần phải tươi sống. Đặc biệt chú ý, khi mua làm nước lẩu không nên cho xương đầu vào vì mùi khá tanh, nồng. Bạn nên dùng xương sườn hoặc xương ống là tốt nhất.

– Với lẩu gà, nước lẩu phải làm nguyên chất bằng xương lợn và xương gà, không cho thêm các vị chua ngọt khác vì làm mất đi vị ngọt tự nhiên và khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon. Nước lẩu gà cần có thêm các nguyên liệu khác để dậy mùi thơm ngon bao gồm gừng, hành tím nướng đập dập, sả, cà chua, dứa. Ngoài ra sau khi nấu xong, bạn nên thêm vào nước dùng một gói thuốc bắc, nấm hương, sa tế để vị đậm đà hơn, khi ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo sẽ vô cùng khẩu vị.

– Nước lẩu có nguyên liệu từ gia súc như bò, cừu, lợn… cũng cần có các gia vị gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Ngoài ra nước dùng bò sẽ rất chuẩn vị khi cho thêm quế chi, thảo quả, hoa hồi. 

– Nước lẩu hải sản có thể dùng xương lợn hoặc xương cá cùng với dứa, cần tây, cà chua, sa tế… Dù nấu nước lẩu theo cách nào bạn cũng cần phải đảm bảo nước lẩu có đủ vị  chua, ngọt và cay. Bạn có thể tăng vị chua bằng me, nước dứa…

– Với nước lẩu thập cẩm, đây là loại phổ biến và tương đối dễ tính. Bạn có thể sử dụng các loại xương lợn hoặc gà để làm, cho gừng, hành tím nướng đập dập, sả để khử mùi hôi của nước dùng và dậy mùi thơm. Với cà chua, bạn nên cắt mỏng và xào nhừ lên để tạo màu.

Làm sao để nước lẩu thơm ngon?

Nước lẩu thơm ngon hay hôi và đục nguyên nhân đều nằm ở cách chúng ta sơ chế và hầm xương. Trước khi chế bến, bạn cần rửa kỹ xương, dùng muối chà xát để làm sạch hoàn toàn các chất bẩn và mùi hôi bám quanh xương. Sau đó, bạn nên ngâm xương khoảng 30 phút để hoàn toàn sạch tiết trong ống xương, đây là một trong những lý do khiến nước dùng bị đục và hôi.

Sau đó, trước khi chính thức ninh xương bạn không thể bỏ qua bước chần xương. Cho xương vào nồi cùng nước lạnh, đặt lên bếp đun sôi để các chất bẩn, hôi tanh bị đẩy ra ngoài cùng với bọt. Tiếp đó bạn lấy xương ra, rửa sạch lại với nước rồi bỏ vào nồi hầm xương. Trong quá trình hầm bạn cho thêm hành tím, sả và gừng. Những nguyên liệu này có tác dụng hút chất bẩn giúp nước thêm trong, đồng thời giúp cho nước dùng dậy mùi thơm.

Một kinh nghiệm đối với xương bò, nhất là xương ống, trước khi hầm bạn nên nướng với nhiệt độ cao, khi nấu lên nước dùng sẽ thơm, trong và ngon hơn.

Thời gian hầm xương cho nồi nước lẩu là bao lâu?

Nước lẩu ngon ngọt hay không là tùy thuộc và nước hầm xương, vì vậy bạn cần kiên trì hầm xương với thời gian vừa đủ, giúp cho nồi nước thực sự ngọt và chất lượng. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà thời gian hầm xương cũng khác nhau. Với xương gà và heo thời gian hầm từ 3-5 giờ. Với xương bò, thời gian ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Với các loại hải sản, nếu có sử dụng xương cá hay nước dùng của chúng thì nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Lời kết

Trên đây là những bí quyết làm nước lẩu ngon. Lẩu là một kiểu ăn đặc biệt với rất nhiều cách chế biến và nguyên liệu khác nhau. Tùy vào sở thích của từng gia đình mà bạn có thể gia giảm các nguyên liệu, gia vị như ý. Tuy nhiên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như trên, dù gia giảm như thế nào, nồi nước dùng của bạn vẫn luôn thơm ngon trọn vị.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.