5 loại thực phẩm dễ gây ung thư và cách xử lý

Thói quen ăn uống có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của các bệnh ung thư khác nhau. Để hạn chế nguy cơ dẫn đến căn bệnh chết người này cho cả gia đình, bạn cần chọn và chế biến thực phẩm lành mạnh, tránh xa 5 loại thực phẩm dễ gây ung thư dưới đây hoặc xử lý chúng theo phương pháp đúng đắn nhất.

Trái cây hỏng

Hầu hết mọi người có thói quen vẫn sử dụng trái cây đã hỏng, miễn là chúng chỉ bị hỏng một phần, còn một phần vẫn lành lặn. Tuy nhiên trong hoa quả hỏng, mốc chứa các penicillium difficile – loại độc tố gây bệnh rối loạn đường ruột, phù thận và có thể gây ung thư. 

Điều đáng nói là dù bạn có loại bỏ phần bị hỏng, thì thực tế các phần khác cũng đã bị nhiễm khuẩn, vi sinh vật vẫn đang tích cực sinh sôi,  thẩm thấu vào phần chưa hư thối thông qua nước dịch của trái cây, chỉ có điều chưa biểu hiện ra bên ngoài mà thôi. 

Cách xử lý:

– Khi trái bắt đầu có đốm đen hoặc dòi thì nên cắt phần thối và khoét bỏ chung quanh thêm 1cm nữa. 

– Nếu vùng hư thối và có dòi vượt quá 1/3 trái thì nên vứt, tuyệt đối không được ăn.

Thực phẩm có bị mốc

Thực phẩm bị mốc là một trong những nguy cơ nguy hiểm hàng đầu cho sức khỏe, được xếp vào hàng cấm kỵ để ăn. Nấm mốc có trong các loại hạt như lạc, đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, gạo, ngô, sắn,… có thể chứa nhiều độc tố. Một trong những loại độc tố vi nấm gây nguy hiểm chính là Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus gây ra. Bên cạnh khả năng gây độc cấp tính, loại độc tố này còn tích lũy dần trong cơ thể, có thể gây bệnh ung thư. 

Cách xử lý

– Độc tố Aflatoxin rất khó bị rửa sạch hay phân hủy bằng nước, hóa chất hay nhiệt độ. Vì vậy cách tốt nhất là đối với các loại hạt, bạn nên bỏ ngay khi thực phẩm bị mốc, không nên dùng chúng làm thức ăn.

– Với một số loại thực phẩm cứng như trái cây, phô mai cứng, bánh có độ dày, rễ nấm mốc khó xâm nhập vào sâu bên trong.Bạn vẫn có thể ăn được nếu cắt bỏ phần bề ngoài bị mốc và ăn phần bên trong.Khoảng cách cắt an toàn là phần thực phẩm nằm dưới bề mặt bị mốc khoảng 2,5 cm, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Thịt hun khói

Thịt xông khói chứa nhiều chất béo, cholesterol và natri. Đây là những chất về bản chất không có hại nếu chúng tăn ăn vừa đủ. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này trong thịt hun khói rất cao. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc hàng loạt các căn bệnh như bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ và cao huyết áp. Bên cạnh đó, Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chỉ cần ăn hai dải thịt xông khói mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng lên 21%.

Cách xử lý

– Hạn chế ăn các thực phẩm này. Theo khuyến cáo, người trưởng thành bình thường nên ăn mỗi lần 150g các loại thịt hun khói, xúc xích và không quá 3 lần mỗi tuần.

– Trước khi chế biến, nên ngâm vào nước để làm loãng natri, rửa trôi bụi bẩn và các vi sinh vật khác. Nên chế biến cùng với nước để muối, đường, chất béo hòa tan trong nước, đồng thời nhiệt độ cao có thể tiêu diệt một số vi trùng gây hại.

Thực phẩm bị cháy

Các loại thực phẩm cháy khét có khả năng tăng nguy cơ ung thư. Đây là điều mà hầu như ai cũng biết. Nguyên nhân là do các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng là các hóa chất hình thành khi thịt thực phẩm được nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) trực tiếp trên ngọn lửa.

Các amin dị vòng được hình thành khi các axit amin, đường, creatine trong thịt phản ứng với nhiệt độ cao. Các hydrocacbon thơm đa vòng được hình thành khi mỡ của thịt tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp nóng hoặc ngọn lửa, gây cháy và khói, từ đó dính lên bề mặt thịt. Các chất này có khả năng gây đột biến gen và từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.

Honey mustard chicken kebabs

Cách xử lý

– Tránh để thịt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc bề mặt kim loại nóng.

– Không kéo dài thời gian nấu (đặc biệt ở nhiệt độ cao).

– Sử dụng lò vi ba để nấu thịt trước khi nướng để giúp làm giảm thời gian tiếp xúc nhiệt độ cao.

– Xoay trở thịt liên tục khi nướng.

– Bỏ phần mỡ khỏi thịt trước khi nướng.

– Gỡ bỏ phần cháy đen của thịt, không dùng phần nước chảy ra.

Thực phẩm chiên rán

Một số món chiên rán phổ biến như: Khoai tây chiên, khoai lang chiên, gà rán, bánh bao chiên, thịt chiên… Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ C như chiên rán, nướng, quay với dầu ăn (dầu thực vật), sẽ sản sinh ra acrylamide chất có thể gây bệnh ung thư. Cụ thể, hàm lượng aldehyde trong các loại dầu ăn loại được sản sinh ra từ các quá đun nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao (180 độ C sau 10 – 20 phút, gây độc nhiều gấp 100 – 200 lần giới hạn an toàn hằng ngày theo quy định của WHO.

Cách xử lý

Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh acrylamide trong các sản phẩm chiên, nướng, trong quá trình chế biến thức ăn bạn cần lưu ý:

– Xử lý nguyên liệu thực phẩm trước khi chế biến: gọt vỏ, thái lát khoai tây và ngâm trong nước sạch ít nhất 30 phút trước khi chiên…

– Thực phẩm không nên rán hoặc nướng lại nhiều lần; không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần;

– Không chế biến thức ăn từ tinh bột và đường với nhiệt độ chiên, nướng quá cao trong thời gian dài.

Lời kết

Trên đây là 5 loại thực phẩm dễ gây ung thư và cách xử lý để hạn chế các chất độc hại của chúng. Hi vọng bạn luôn tìm được những thực phẩm tươi ngon cho cả gia đình và hạn chế thấp nhất ăn những thực phẩm thiếu lành mạnh kể trên.

Nhập bình luận

Kết bạn cùng Bếp nhé!

Bếp sẽ gửi cho bạn những nội dung đặc biệt hữu ích.